Phép lạ Đức Giê-su hóa bánh và cá ra nhiều là hình ảnh báo trước về việc Ngài sẽ thiết lập Bí tích Thánh Thể. Từ năm chiếc bánh và hai con cá, Ngài làm phép lạ hóa ra vô số cho hơn năm ngàn người no nê, dư dật; cũng vậy, Thánh Thể Ngài là tấm bánh được bẻ ra cho muôn người được no thỏa, dư đầy
Cầu Nguyện: Hãy đặt mình trong khung cảnh bài Phúc Âm hôm nay và tưởng tượng bạn đang ngồi với các môn đệ khi Chúa Giêsu nói: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” Khi bạn nghe Ngài nói những lời này, bạn hãy nghĩ đến những mối liên lệ tình cảm quan trọng trong đời mình.
Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu hiện diện trong đời sống chúng ta. Thiên Chúa ban cho chúng ta - không những chỉ các hồng ân thụ tạo và đầy giới hạn của Ngài, nhưng còn ban chính mình Ngài, với tự do của tình yêu Ngài, với vinh phúc của cuộc sống Ba Ngôi.
Đức Giêsu trong thân phận là người, Ngài đã luôn luôn hướng về Trời. Và sau khi chiến thắng tử thần, Ngài đã sống lại từ cõi chết và trở về Trời, trở về với Chúa Cha. Trong những năm tháng Đức Giêsu đi rao giảng, Ngài luôn luôn cầu nguyện trước mỗi công việc. Ngài cầu nguyện một mình nơi hoang vắng. Đó là giờ phút Ngài gặp gỡ Thiên Chúa, tìm thánh ý Chúa. Cuộc đời của người môn đệ, của những người đi theo Đức Giêsu có đời sống luôn thuận theo Ý Trời, luôn hướng về Trời cao, luôn ước ao được trở về với Trời.
Bạn là người đang được Chúa yêu và được Chúa đến cư ngụ, mời bạn đưa những tâm tình nồng nàn, thắm thiết của người đang yêu và được yêu đó vào khung cảnh gia đình bạn, cộng đoàn bạn để biến những nơi đó thành những tổ ấm mọi người yêu thương, hoà hợp với nhau, sống trung thành hy sinh cho nhau để mọi người cùng hạnh phúc vì được hiện diện trong tình thương mến nhau. Còn lời chứng nào cho tình yêu Chúa hùng hồn hơn cảnh một cộng đoàn hiện diện trong tình yêu Thiên Chúa.
Nhìn ngắm Thầy Giê-su, Chúa Chiên Lành, và học nơi Ngài tâm tình mục tử để biết yêu thương, quan tâm chăm sóc “đàn chiên” mà Chúa giao cho bạn; đó là những người thân trong gia đình, cộng đoàn của bạn, là đồng nghiệp, là bạn bè và cả những anh em lương dân là những “con chiên chưa thuộc về ràn này” nữa (x. Ga 10,16).
Gioan là người duy nhất trong các tông đồ ra đi trong tuổi già. Ngài cũng là môn đệ được Chúa Giêsu trao phó nghĩa vụ làm con thay thế Thầy đón Mẹ Thầy về nhà chăm sóc. Phêrô đã tiếp nối công việc Thầy trao, chèo lái con thuyền Giáo Hội từ buổi sơ khai, rao truyền giáo huấn của Thầy cho những người chưa biết, bảo vệ chân lý về Ơn Cứu Độ mà Thầy đã trao ban. Như các tông đồ, vì tình thầy trò, tôi đã làm điều gì cựu thể để đáp lại tình yêu ấy?
Khi Ðức Giêsu phục sinh hiện ra thăm các môn đệ, Ngài giúp họ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo. Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn. Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng: Thầy chính là Ðấng đã bị đóng đinh và đâm thâu; Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được cái chết.
Trong sự chết và sự phục sinh của Đức Giêsu, sự thiện đã chiến thắng sự ác. Trước những lời vu khống của một số kỳ lão Do Thái, trước sự hành hạ phỉ nhổ của quân lính Rôma, Chúa Giêsu vẫn khiêm nhường đón nhận. Người không dùng bạo lực để đối lại với bạo lực. Người như con chiên hiền lành bị đem đi xén lông. Chúa Giêsu là nạn nhân của bạo lực, của ghen ghét và hận thù. Cái chết trên thập giá và nhất là lời Chúa Giêsu cầu nguyện xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết mình chính là sự chiến thắng của sự thiện trên sự ác.
Lạy Chúa Giêsu trên thập giá, xin cho con dám liều theo Chúa mà không tính toán thiệt hơn, anh hùng vượt trên mọi nỗi sợ, can đảm lướt thắng sự yếu đuối của quả tim, và ném mình trọn vẹn cho sự quan phòng của Chúa. Ước gì khi dâng lên Chúa những hy sinh làm cho tim con rướm máu, con cảm nghiệm được niềm vui bất diệt của người một lòng theo Chúa.
Chúa Giêsu đến không phải để kết án, nhưng để tha thứ. Ngài đến không phải để phá đổ những giấc mơ của dân chúng, nhưng để làm cho những giấc mơ ấy trở thành hiện thực bằng một phương cách lạ lùng nhất. Ngài không cưỡng bức, nhưng kêu mời chúng ta bước theo Ngài.
Đừng nhớ lại những chuyện xưa có nghĩa là những chuyện xấu xa lỗi lầm của quá khứ, hãy quên đi và bắt đầu một tương lai tươi sáng. Chớ quan tâm về những chuyện thuở trước có nghĩa là đừng ỷ lại, lệ thuộc vào quá khứ vinh quang mà không hướng tới tương lai với những gì tốt đẹp nhất mà Thiên Chúa sẽ thực hiện.
Chúng ta đã đi đến nửa chặng đường của Mùa Chay. Lời mời gọi hòa giải lại vang lên, nhắc chúng ta lên đường trở về. Thánh Phaolô năn nỉ chúng ta: “Vì Đức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy giao hòa với Thiên Chúa” (Bài đọc II). Hòa giải với Ngài sẽ đem cho chúng ta hạnh phúc và bình an, đồng thời tạo nên một cuộc sống trần thế an bình.
Mỗi người chúng ta đều là kẻ tội lỗi, đều có thể phải đối diện với Đấng phán xét bất cứ lúc nào. Bởi vậy, ngày nào, giờ nào, phút nào cũng mang tính khẩn trương: đây có thể là ngày cuối, giờ cuối, phút cuối... trước khi ra mắt Đấng phán xét. Lời Chúa hôm nay phải thức tỉnh chúng ta. Đừng đấm ngực người khác, hãy đấm ngực mình mà sám hối cho thật, cho mau kẻo hối hận cũng không còn kịp nữa.
Sự khiêm nhường của Thiên Chúa được thể hiện một cách cụ thể qua chính Chúa Giêsu. Là Thiên Chúa cao sang, Người đã hạ mình để sống thân phận thụ tạo. Khi mặc lấy thân phận con người, Người đã “ẩn mình đi”, đã giấu vinh quang của mình để sống như người phàm nhân.
"Mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên, là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa, như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1: 12-13; là 51: 3).
Mỗi người sống ở đời cần chọn cho mình một hướng đi hay một lý tưởng. Người sống không có lý tưởng, giống như cây sậy phất phơ hoang dại, gió chiều nào thì theo chiều ấy. Khi chọn lựa lý tưởng và mẫu mực cho đời mình, mỗi người đều phải khôn ngoan cân nhắc. Không ai chọn một người mù làm người dẫn đường.