Hồi ấy, các thủ lãnh thưa với vua Xít-ki-gia-hu: “Xin ngài cho giết Giêrê-mi-a đi, vì những luận điệu của ông ta đã làm nản lòng các binh sĩ còn lại trong thành này, cũng như toàn dân. Thật vậy, con người ấy chẳng mưu hoà bình cho dân này, mà chỉ gây tai hoạ.” Vua Xít-ki-gia-hu nói: “Đây ông ta đang ở trong tay các ngươi; nhà vua cũng chẳng có thể làm gì trái ý các ngươi được.” Họ liền điệu ông Giê-rê-mi-a đi, và bỏ xuống một cái hầm nước của hoàng tử Man-ki-gia-hu, trong sân vệ binh. Họ lấy dây thừng thả ông Giê-rê-mi-a xuống. Vì trong hầm không có nước, mà chỉ có bùn, nên ông bị lún sâu. Ông E-vét Me-léc đi ra khỏi đền vua và thưa với vua rằng: “Thưa đức vua, chúa thượng tôi, những người này làm toàn những chuyện tai ác cho ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Họ đã thả ông xuống hầm, và ông đang chết đói ở dưới ấy, vì trong thành không còn bánh nữa.” Vua liền truyền cho ông E-vét Me-léc, người Cút rằng: “Ngươi hãy đem theo ba mươi người ở đây, đi kéo ngôn sứ Giê-rê-mi-a lên khỏi hầm, kẻo ông chết mất.”
Đáp ca Tv 39,2.3.4.18 ( Đ. c.14b)
Đáp: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ!
1) Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa, Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu.
2) Người kéo tôi ra khỏi hố diệt vong, khỏi vũng lầy nhơ nhớp, đặt chân tôi đứng trên tảng đá, làm cho tôi bước đi vững vàng.
3) Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới, bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta. Thấy thế, nhiều người sẽ kính sợ và tin tưởng vào Chúa.
4) Thân phận con khốn khổ nghèo hèn, nhưng Chúa hằng nghĩ tới. Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con, lạy Thiên Chúa con thờ, xin đừng trì hoãn!
Bài đọc 2 Dt 12,1-4
Lời Chúa trong thư gửi tín hữu Do-thái.
Thưa anh em, phần chúng ta, được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa. Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình như thế, để anh em khỏi sờn lòng nản chí. Quả thật, trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu.
Tung hô Tin Mừng Ga 10,27
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Chúa nói: Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng, và chúng theo tôi. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Lc 12,49-53
Thầy không đến để ban hoà bình, nhưng là đem sự chia rẽ.
✠ Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất! “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”
Suy Niệm
Đức Giêsu tiên báo cho các môn đệ biết về sứ mạng của Mình:
“Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi hoàn tất”. Phép rửa mà Đức Giêsu muốn nói ở đây chính là sự thương khó và cái chết của Ngài. Đồng thời những ai muốn bước theo Ngài thì cũng phải đón nhận phép rửa như Ngài đã chịu, tức là từ bỏ ý riêng, để vâng theo ý Chúa, sẵn sàng hy sinh và chấp nhận cả cái chết để sống và làm chứng về những giá trị Tin Mừng. Phép rửa và sứ mạng ấy, Đức Giêsu mong muốn cho mau đến:
"Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên”. Ngọn
“Lửa” ấy chính là Chúa Thánh Thần. Người đến để thanh luyện những tâm hồn sỏi đá, phân biệt sự thật và giả dối. Người đến còn là để xét xử trần gian.
Ngọn
“Lửa” ấy cũng chính là ngọn
“Lửa” của Tình yêu, Sự Thật, Công Bình. Như vậy Đức Giêsu ao ước cho “
Lửa” ấy bùng cháy lên để biến đổi trái đất này thành Trời mới Đất mới. Những tâm hồn chai cứng thành mềm dẻo, biết yêu thương nhau, nâng đỡ và đồng hành với nhau để làm chứng cho Chúa trong sự thật, để yêu thương mọi người như anh em một nhà. Làm được điều đó là chúng ta đã đi vào trong quỹ đạo của Thiên Chúa, một quỹ đạo của sự thật, yêu thương, bình an và hoan lạc.
Nhưng để đạt được điều đó thật không dễ, bởi vì nó đòi hỏi ta phải sẵn sàng chấp nhận hy sinh, thử thách, đau thương; phải chấp nhận hủy mình ra không để thánh ý Thiên Chúa được thể hiện, chấp nhận hủy diệt bản thân mình như hạt lúa gieo vào lòng đất, tức là chấp nhận cái chết: chết đi cho con người cũ là con người tội lỗi, để thay vào đó là một con người mới, tâm hồn mới và thái độ mới theo hình ảnh của Đức Kitô.
Chính Đức Giêsu cũng chỉ vì sự thật mà phải chết. Ngài không bị kết án vì đã dạy cho con người sống tốt; Ngài cũng không bị kết án vì đã làm ơn cho kẻ khác; nhưng Ngài bị kết án chỉ vì dám nói, sống và làm chứng về sự thật. Như vậy, bình an đích thực chỉ có thể đến được với những người có tâm hồn thật thà, ngay thẳng, biết lắng nghe, và thực hành Lời Chúa. Bởi vì, bình an của Đức Giêsu không phải là một thứ bình an theo kiểu người đời trao tặng cho nhau, cũng không phải là một thứ bình an làm cho con người ngủ mê… Nhưng bình an của Đức Giêsu đem đến cho nhân loại chính là thứ bình an chỉ có được qua hy sinh, được tôi luyện bằng những thử thách, và được lớn lên trong khuôn khổ thập giá. Quả thật, hôm nay, lời của Đức Giêsu như là một lời tiên tri cho chính Ngài và sứ vụ của các môn đệ: sẽ có nhiều người chống đối vì họ không thể chấp nhận và thay đổi. Họ không muốn sống theo sự thật. Vì thế, ngay trong gia đình cũng luôn xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng vì có người theo và có người không theo; sẽ xảy ra những sự chia rẽ giữa những người tin và những người không tin.
Dưới Bóng Người Galilê: Sự lảnh đạo đang lên của Phêrô.
Đoạn # 6
Cộng Ðoàn Truyền Tin _tạm truyển dịch 2019 _Nguyễn Cao Hoàng Thy
Cầu nguyện mở đầu:“Thật vậy, khi chúng tôi nói cho anh em biết quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, thì không phải chúng tôi dựa theo những chuyện hoang đường thêu dệt khéo léo, nhưng là vì chúng tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người. Quả thế, Người đã được Thiên Chúa là Cha ban cho vinh quang và danh dự, khi có tiếng từ Đấng tuyệt vời vinh hiển phán với Người: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hết lòng quý mến.” Tiếng đó, chính chúng tôi đã nghe thấy từ trời phán ra, khi chúng tôi ở trên núi thánh với Người. Như vậy chúng tôi lại càng thêm tin tưởng vào lời các ngôn sứ. Anh em chú tâm vào đó là phải, vì lời ấy như chiếc đèn tỏ rạng giữa chốn tối tăm, cho đến khi ngày bừng sáng và sao mai mọc lên soi chiếu tâm hồn anh em.” – 2 Pr 1:16-19
Lạy Cha Hằng Hửu, chúng con tôn vinh danh thánh Cha. Tạ ơn Cha đã mạc khải cho chúng con biết lòng nhân hậu và tình thương của Cha. Xin giúp chúng con bước theo chân Thánh Phêrô và cho chúng con biết yêu Chúa và yêu nước Chúa sâu đậm hơn, cho đến khi rạng đông và sao mai vươn dậy trong tim chúng con. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Thánh Phêrô, cầu cho chúng con.
Lời giới thiệu: Tuần trước, chúng ta thấy Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Mê-si-a, Đấng Cứu Thế và Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu đả chọn Phêrô là đá tảng mà Ngài sẽ xây Hội Thánh và Chúa đã trao cho Phêrô chìa khóa của nước Ngài. Tuần này chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu chuẩn bị vào Giêrusalem và tiên báo Ngài phải chịu đóng đinh. Chúa dẩn Phêrô, Gioan, và Giacôbê lên núi. Thánh Gioan Phaolô II nói về sự kiện Chúa Biến Hình như sau: “Sự vinh hiển của Thiên Chúa được tỏa sáng từ khuôn mặt Chúa Giêsu đang khi tiếng Chúa Cha phán với các Tông Đồ trước sự kinh ngạc của họ. Ngài bảo: ‘Hảy nghe lời Người’…và chuẩn bị cảm nghiệm với Người nổi đau của Cuộc Thương Khó, để rồi cùng Người, được bước đến niềm vui Phục Sinh và một cuộc đời được biến đổi bởi Chúa Thánh Thần.” Tại Cêsarê Philiphê, Phêrô đã mau mắn, vững vàn trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu, nhưng tại núi Tabor, trước những hiện tượng ông nhìn thấy, Phêrô cần có thời giờ yên tịnh để suy ngẩm mới thấu hiểu nổi trọn vẹn ý nghĩa của sự Biến Hình của Chúa Giêsu.
Nối kết ý tưởng: 1. Xin bạn chia sẻ một câu chuyện đã đánh động bạn hoặc đã gây ấn tượng mạnh cho bạn về một ông vua, hoặc một vương quốc từ trong lịch sử hoặc từ một truyện sách, hay một phim bạn đã xem. Điều gì làm bạn chú ý nhất về ông vua này hoặc về vương quốc này? Những vương quốc, những nước trên thế gian này đã cho bạn những khái niệm thế nào về Nước Thiên Chúa?
2. Có kinh nghiệm nào hoặc giai đoạn nào trong đời mà bạn không muốn nó kết thúc? Bạn đã làm gì để kéo dài khoảng thời gian đó? Bạn cảm thấy thế nào khi kinh nghiệm / giai đoạn đó kết thúc? Về sau, những kỷ niệm đó đã có ảnh hưởng gì trên bạn?
3. Có khi nào bạn đã nói hoặc hành động một cách hấp tấp, nông nổi không? Nếu có, thì thái độ này đã mang lại mục đích tốt trong những hoàn cảnh nào? Có lúc nào sự nông nổi của bạn dẩn đến chuyện đáng tiếc? Trong cả hai hoàn cảnh, bạn nghĩ sự cầu nguyện có giúp gì được cho bạn không? Bạn đã học được gì qua những kinh nghiệm này?
Tóm lược phim: “Dưới bóng Người Galilê”
Phêrô làm sáng tỏ sứ mệnh của Chúa Giêsu: Chúa Giêsu không những đã chịu chết để cứu chúng ta khỏi tội, nhưng Ngài đã sống để chuẩn bị cho chúng ta được sống trong Vương Quốc của Ngài. Cái chết của Chúa Giêsu chỉ là phân nửa sứ mệnh của Ngài. Phân nửa kia là cuộc sống rao giảng và những việc làm của Ngài để chuẩn bị vương quốc cho chúng ta. Ngài sáng lập Nước Chúa trên thế gian khi Ngài trao chìa khóa cho Phêrô.
Chúa Giêsu đã chết để cứu chúng ta khỏi tội.
Chúa Giêsu đã sống để cứu chúng ta được vào nước trời - vương quốc của Ngài.
Đề tài về “Nước Trời” / “Nước Thiên Chúa” / Vương Quốc được Chúa Giêsu giảng dạy thường xuyên nhất.
Trước tiên, Ngài đặt Phêrô là đá tảng và trao chìa khóa nước trời cho ông – Ngài truyền lại ngôi vị cho Phêrô.
Sau đó, Chúa Giêsu nói với các môn đệ về cuộc đóng đinh và tử nạn của Ngài. Rồi Ngài bắt đầu đi về Giêrusalem.
Chúa Biến Hình ( Lc 9:28-36) – Chúa Giêsu mang 3 môn đệ thân tín (nhóm thân cận) theo Ngài lên núi Tabor. Đoạn này nói đến cuộc “xuất hành” của Chúa Giêsu, song song với ý nghĩa “xuất hành” của dân Do Thái để được Chúa giải thóat khỏi nô lệ ở đất Ai-cập – nghĩa là Chúa đi đến nơi Ngài phãi chịu chết, cái chết của Ngài sẽ giải thoát dân Chúa khỏi gông xiềng của tội lỗi.
à Sự kiện này xẩy ra đúng thời điểm mà dân chúng đang chuẩn bị tưởng nhớ cuộc xuất hành của họ bằng Lễ Vượt Qua.
à Những bức thư trong Phúc Âm Tân Ước củng được viết bởi Phêrô, Gioan và Giacôbê – 3 vị thuộc vòng trong của nhóm 12 môn đệ.
Phêrô, Gioan và Giacôbê là 3 môn đệ thân cận đầu tiên thuộc nhóm vòng trong.
Chúa Giêsu có 12 môn đệ, điều này phản ảnh thời Cựu Ước Gia-cóp có 12 người con, và từ 12 người con, ông lập ra 12 chi tộc Ít-ra-en. Chúa Giêsu sáng lập một Ít-ra-en mới. Chúa Giêsu là Gia-cóp mới.
Chúa Giêsu có 3 môn đệ thân cận là: Phêrô, Gioan và Giacôbê; giống như khi xưa, vua Đavít có 3 nhân vật chánh bên vua: Josheb, Eleazar và Shammah. à Chúa Giêsu là Đavít mới.
Chúa Giêsu là Môi-sen mới. 3 nhân vật chánh thân cận với Môi-sen là: Aaron, Nadab, và Abihu.
Lễ Nhà Tạm / Lễ Lều - Vào những ngày này, dân chúng thường dựng lên các lều để ở tạm vài ngày, để hồi tưởng lại thời cha ông của họ phãi xuất hành và lưu đầy trong sa mạc.
Đoạn Phúc Âm Chúa biến hình có nói đến “sự ra đi” của Chúa Giêsu – “ra đi” dịch theo tiếng Hy-Lạp là “xuất hành” (theo nghĩa cuộc xuất hành của dân Do Thái khỏi ách nô lệ).
Khi Phêrô xin “dựng lên 3 cái lều cho Chúa, Môi-sen, và Êlia” – Thời điểm Chúa biến hình nhằm vào ngày Lễ Lều, nên Phêrô muốn dựng lều cho Chúa và các ông Môi-sen & Êlia theo phong tục của những ngày lễ này.
Những hiện tượng Chúa Biến Hình trên núi Tabor như diển lại chuyện trên núi Si-nai khi ông Môi-sen được Chúa trao cho 10 Điều Răn. Khi xưa trên núi Si-nai, ông Môi-sen được nghe Chúa nói với ông và ông đã khắc ghi điều luật Chúa vào bia đá; đó là Lề Luật củ. Bây giờ, trên núi Tabor, tiếng Chúa Cha củng vang lên: “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”. Chúa Giêsu chính là Lề Luật mới mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta.
“Này là Con Ta” – theo sách Sáng Thế, đoạn 22, như Abraham phải nộp con trai duy nhất của ông làm lễ vật hy sinh dâng Chúa, thì Chúa Giêsu, con một của Đức Chúa Cha củng sẽ bị nộp làm hy lễ đền tội cho nhân loại.
“Người đã được Ta tuyển chọn” – Sách tiên tri Isaiah 42:1 nói đến Chúa Giêsu “Người tôi tớ Ta nâng đở, người Ta tuyển chọn” à Chúa Giêsu là Người Tôi Tớ Khốn Khổ.
“Hãy vâng nghe lời Người” à Sách Đệ Nhị Luật 18:15-18 tiên báo về Chúa Giêsu: “Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, ĐỨC CHÚA, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy.” Chúa Giêsu là ngôn sứ và là Môisen mới, Ngài chính là Luật Mới của Thiên Chúa, chúng ta tuân theo Luật Mới bằng cách vâng nghe lời Ngài truyền dạy.
Ngọn đèn thắp sáng trong bóng tối.
Cuộc biến hình của Chúa Giêsu chuẩn bị tinh thần cho Phêrô và các môn đệ để bước vào cuộc tử nạn của Chúa.
Chúng ta củng được mời gọi thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa và vinh quang Phục Sinh của Ngài.
Đóng thuế đền thờ (Mt 17:24-27) – Những người thu thuế hỏi Phêrô “Thầy các ông không nộp thuế sao?” Phêrô tự trả lời thay cho Chúa là: “Có chứ!” Phêrô đã vô tình “buộc” Chúa Giêsu vào thế kẹt vì Phêrô đã tự quyết định rằng Chúa Giêsu có nộp thuế. Nộp thuế nói lên sự cống hiến, lòng tôn kính vua, là vị cai trị dân nước. Lẻ ra Phêrô phải nói “không, Thầy tôi không nộp thuế” mới đúng. Có lẻ Phêrô sợ gây rắc rối với quân La Mả nên ông vội nói “có”.
Nhớ lại Phúc Âm Matthêu đoạn 16, Chúa đã trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô. Ngài trao quyền “cầm buộc & tháo gở” cho Phêrô. Chuyện này cho ta thấy quyền bính của Phêrô mà Chúa đã ban cho ông, và Chúa Giêsu đã tôn trọng quyền ấy.
Chúa Giêsu là Vua thật, là Thiên Chúa, đúng ra Ngài không phải nộp thuế vì theo phong tục thời ấy, vua và con vua, cùng các vị hoàng tộc, và thủ tướng của vua không phải nộp thuế. Nhưng Chúa Giêsu đã làm theo lời Phêrô nói và Ngài đã nộp thuế (dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời củng sẽ cầm buộc như vậy…).
Chúa Giêsu (Vua) và Phêrô (vị thủ tướng) đúng ra được miển thuế.
Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem (Mc 11:1-11) – hình ảnh Chúa cởi ngựa vào thành đây là lễ đăng quang của Chúa Giêsu – Ngài lấy nhận ngôi vị là Vua.
Phêrô & Gioan được Chúa sai đi đem con lừa đến cho Chúa – Chúa Giêsu cởi lừa gợi lên hình ảnh vị vua cởi ngựa vào thành.
1 Vua 1:32-34 Vua Sôlômôn cởi ngựa vào thành Giêrusalem để được vua cha là Đavít truyền ngôi.
Người dân thì đi bộ vào thành; các vị vua chúa thì cởi ngựa vào thành.
2 Vua 9:13 – Dân chúng trải áo xuống đất cho Người đi qua và tung hô Ngườ – đây nói lên việc Chúa Giêsu được xức dầu phong vua - dân chúng công nhận “Chúa Giêsu là Vua” theo như sách 2 Vua 9:13 nói về Giê-hu được Thiên Chúa phong làm vua và dân đã trải áo dưới chân ông.
Ngày Chúa Nhật Lễ Lá là ngày đầu tiên Chúa Giêsu được người ta công khai tuyên bố Ngài là Vua.
Dân chúng vẩy các nhành lá tung hô Chúa – đây là cử chỉ bày tỏ sự chiến thắng, họ tôn vinh Ngài và tung hô Ngài là Vua.
Lễ Vượt Qua (Lc 22:7-39)
* Sứ vụ của Chúa Giêsu bao gồm cuộc tử nạn, và luôn cả cuộc đời Ngài khi còn sống: những điều Ngài giảng dạy, những việc Ngài đã làm – Ngài sáng lập Nước Chúa trên thế gian, đó là Hội Thánh của Ngài, với sự lảnh đạo của Phêrô, kẻ được Ngài trao chìa khóa thiên đàng. Hội Thánh là Nước Chúa, là vương quốc của Chúa Giêsu. Vua và vương quốc luôn đi đôi, không thể tách vua ra khỏi vương quốc. Chúng ta không thể nào nói tôi trung thành với vua nhưng tôi không chấp nhận vương quốc của ngài. Không thể nói rằng tôi yêu Chúa Kitô, tôi tin Chúa Kitô nhưng tôi không yêu và không trung thành với Hội Thánh của Ngài. Điều này không hợp lý, vì nếu yêu Chúa Kitô thì củng yêu và trung thành với những người được Chúa tuyển chọn, được Ngài trao quyền để hướng dẩn Hội Thánh của Ngài. Bất phục tùng quyền lảnh đạo của họ là bất phục tùng quyền Chúa Kitô vì chính Ngài đã truyền lại cho họ quyền thế của Ngài. Vì thế, Phêrô là cây cầu nối liền Chúa Kitô với Hội Thánh.
Thảo luận:
1. Khi đặt câu hỏi: “Vì sao Chúa Giêsu phải chết?” người ta thường trả lời thế nào? Giảng viên Dr. Gray trả lời câu hỏi: “Vì sao Chúa Giêsu đã sống?” như thế nào? Theo như Dr. Gray, tại sao câu hỏi thứ nhì cũng quan trọng không kém câu thứ nhất?
2. Khi Chúa Giêsu đang biến hình, có tiếng Chúa Cha nói: “Đây là Con Ta, Người được Ta tuyển chọn; hãy vâng nghe lời Người”. Theo Cựu Ước, những danh xưng này: “Con Ta” và “Người Ta tuyển chọn”, và lời phán: “Hãy vâng nghe lời Người” có ý nghĩa gì?
3. Trên núi Tabor, khi Phêrô nhìn thấy Chúa Giêsu biến hình thật vinh hiển, ông xin dựng lên 3 cái lều cho Chúa Giêsu, Môisen và Êlia. Bạn có bao giờ nhìn thấy hoặc cãm nghiệm sự vinh quang của Chúa không? Nếu có, xin bạn kể lại kinh nghiệm này. Có khi nào bạn được một kinh nghiệm nội tâm thật sâu sắc và bạn muốn đánh dấu kinh nghiệm này để luôn ghi nhớ, giống như Phêrô đã muốn dựng lên 3 cái lều khi ông được nhìn thấy sự vinh quang của Chúa Giêsu? Nếu có, bạn đã ghi dấu cãm nghiệm của bạn như thế nào?
4. Thánh Phêrô gọi Cuộc Biến Hình là “ngọn đèn thắp sáng trong đêm tối”. Bạn hãy chia sẻ một kinh nghiệm bạn được cảm thấy an ủi, nâng đở trong lúc gặp khó khăn.
5. Dr. Gray gọi Phêrô là cây cầu giửa Vị Vua và vương quốc của Ngài. Những lời nói và hành động nào của Phêrô đã giúp bạn nhận ra Chúa Kitô là Vua?
6. Dr. Gray nói rằng một khi đã trung thành với vua thì cũng phải trung thành với vương quốc ngài. Bạn sống như thế nào để bày tỏ lòng trung thành của bạn, là một công dân của một nước?
Cầu nguyện kết thúc:
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa bày tỏ vinh quang Chúa cho Thánh Phêrô trong cuộc Biến Hình. Xin Chúa giúp chúng con dán mắt vào Chúa để noi gương Chúa trong cuộc hành trình từ cuộc khổ nạn của Chúa đến sự vinh quang vỉnh cửu trên thiên đàng. Xin cho chúng con yêu Ngài, là Chúa và là Vua chúng con, và phục vụ vương quốc Chúa. Amen. Thánh Phêrô, cầu cho chúng con.