Lạy Chúa, nào có ai biết được ý định của Thiên Chúa? Nào có ai hiểu được Đức Chúa muốn điều chi? Chúng con vốn là loài phải chết, tư tưởng không sâu, lý luận không vững. Quả vậy, thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tinh thần trĩu xuống vì lo nghĩ trăm bề. Những gì thuộc hạ giới, chúng con đã khó mà hình dung nổi, những điều vừa tầm tay, đã phải nhọc công mới khám phá được, thì những gì thuộc thượng giới, có ai dò thấu nổi hay chăng? Ý định của Chúa, nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Ngài chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi thần khí thánh? Chính vì thế mà đường lối người phàm được sửa lại cho thẳng, cũng vì thế mà con người được dạy cho biết những điều đẹp lòng Ngài, và nhờ Đức Khôn Ngoan mà được cứu độ.
Đáp ca Tv 89, 3-4.5-6.12-13.14 và 17 (Đ. c.1)
Đáp: Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn.
1. Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi, Ngài phán bảo: “Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi!” Ngàn năm Chúa kể là gì, tựa hôm qua đã qua đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi!
2. Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng, như cỏ đồng trổi mọc ban mai, nở hoa vươn mạnh sớm ngày, chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.
3. Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại! Ngài đợi đến bao giờ? Xin chạnh lòng thương xót những tôi tớ Ngài đây.
4. Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca. Xin cho chúng con được vui hưởng lòng nhân hậu của Chúa là Thiên Chúa chúng con. Việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố, xin củng cố việc tay chúng con làm.
Bài đọc 2 Plm 9b-10.12-17
Lời Chúa trong thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Phi-lê-môn.
Anh Phi-lê-môn thân mến, tôi, Phao-lô, một người đã già và hơn nữa, một người đang bị tù vì Đức Ki-tô Giê-su, tôi van xin anh cho đứa con của tôi, đứa con tôi đã sinh ra trong cảnh xiềng xích, đó là Ô-nê-xi-mô, tôi xin gửi nó về cho anh; xin anh hãy đón nhận nó như người ruột thịt của tôi. Phần tôi, tôi cũng muốn giữ nó ở lại với tôi, để nó thay anh mà phục vụ tôi trong khi tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng tôi chẳng muốn làm gì mà không có sự chấp thuận của anh, kẻo việc nghĩa anh làm có vẻ miễn cưỡng, chứ không phải tự nguyện. Nó đã xa anh một thời gian, có lẽ chính là để anh được lại nó vĩnh viễn, không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh em rất thân mến; đối với tôi đã vậy, phương chi đối với anh lại càng thân mến hơn biết mấy, cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa. Vậy, nếu anh coi tôi là bạn đồng đạo, thì xin anh hãy đón nhận nó như đón nhận chính tôi.
Khi ấy, có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được. “Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có hoàn thành nổi không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi, lại không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chế diễu mà bảo: ‘Anh ta đã khởi công xây, nhưng chẳng có sức làm cho xong việc.’ Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.”
Suy Niệm
Nếu cuộc đời con người là một chuỗi những chọn lựa, thì chính những chọn lựa ấy sẽ dệt nên cuộc đời riêng của mỗi người. Nếu cuộc đời người tín hữu Kitô là một chọn lựa dứt khoát cho việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa, thì đó chính là một chuỗi những lời đáp trả tiếng Chúa vang lên từng phút giây trong cuộc sống. Nhìn lại những chọn lựa hằng ngày, chúng ta chợt giật mình, vì thấy chúng ta thường hay chọn mình: sở thích của mình, tự do của mình, hạnh phúc của mình, gia đình của mình...Chúng ta chọn tất cả những gì ít nhiều dính dáng đến bản thân. Nhưng Đức Giêsu lại dạy: "Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước đã, còn mọi sự khác, Người sẽ thêm cho" (Mt 6, 33). Trong đời sống, nhiều lúc ta phải chọn lựa. Chọn lựa là chấp nhận hy sinh, bỏ một trong hai. Chúa Giêsu không dạy ta sống vô cảm hay bất hiếu...Ngài dạy ta can đảm tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước đã. Có bao nhiêu cái trước đã chi phối đời ta? Đâu là lựa chọn ưu tiên một? Chúng ta cần sắp xếp lại thứ tự các ưu tiên cho đúng. Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay và mời tôi theo Ngài, tôi có xin phép Ngài để làm cái gì đó trước đã không?
Phêrô con ông Giô-Na
Cầu nguyện mở đầu“Mà nếu anh em chịu khổ vì sống công chính, thì anh em thật có phúc! Đừng sợ những kẻ làm hại anh em và đừng xao xuyến. Đức Kitô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Kitô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống”. 1 Ph 3:14-16
Lạy Cha, chúng con cãm tạ Cha đã ban Con Một Cha đến dẩn đưa mọi người trở về cùng Cha. Không những Cha đã cứu thoát “con đầu lòng” của Cha là Israel, nhưng Cha còn mở rộng đại gia đình Cha cho Dân Ngoại. Nhờ vậy, tất cả chúng con đều được trở thành thừa tự Nước Trời. Xin Chúa ban cho chúng con trái tim giống trái tim Chúa – luôn ao ước cho mọi người được cãm nhận tình thương và ơn tha thứ của Chúa dành cho cá nhân mình. Xin Chúa giúp chúng con có lòng vâng phục, đức tin, và lòng can đãm như Thánh Phêrô để chia sẻ tin mừng Chúa Kitô trong gia đình, hàng xóm láng giềng, và cho toàn thế giới. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen. Thánh Phêrô, cầu cho chúng con.
Giới Thiệu Phêrô từ nhỏ đã được đào tạo làm người Do Thái ngoan đạo. Qua những điều Chúa Giêsu giảng dạy, Phêrô phải suy xét lại những gì trước đây ông cho là không cần nghĩ đến. Thí dụ: 1) Đền Thờ - trước đây người Do Thái cho rằng sẻ tồn tại muôn đời, nhưng Chúa Giêsu lại tiên báo đền thờ sẽ bị phá hủy. 2) Người ta cho rằng Đấng Cứu Thế sẽ giải thoát dân Do Thái khỏi gông cùm và sự đô hộ của người La-Mả để phục hồi vương quốc nhà Đavít, nhưng thay vì sự vinh quang của ngai vàng thì Chúa Giêsu lại được tôn vinh trên Thánh Giá.
Là người lảnh đạo Hội Thánh, Phêrô sẽ được Chúa Giêsu đẩn đến thành phố Joppa, nơi mà Chúa gọi ông suy xét lại để tiến sâu hơn trong sự hiểu biết của mình. Những gì Phêrô đã học được cũng là những bài học cho chúng ta.
Nối kết ý tưởng 1. Có bao giờ bạn bị giằng co khi làm một điều ngay phải vì bạn biết sẽ có những người khác phê bình, chỉ trích bạn? Điều gì đã giúp bạn cứ làm điều ngay phải đó? Bạn đối đầu với những lời chỉ trích phê bình của họ như thế nào?
2. Có khi nào bạn nhìn lại đời mình và nhận thấy những chuyện đã xẩy ra trước đây, hoặc những người mình đã gặp, xem chừng như một sự tình cờ, ngẩu nhiên, nhưng về sau này, những điều này lại ăn khớp với nhau như những mảnh hình nhỏ vụn được ghép lại vừa vặn thành tấm hình lớn? Mời bạn nhớ lại một kinh nghiệm nào trong đời mà trước đây bạn cho là tầm thường, không quan trọng, nhưng về sau, chuyện này đã dẩn đến một điều gì quan trọng hoặc có ý nghĩa đối với bạn.
Bàn luận / Chia sẻ 1. Vì sao điều Phêrô chọn đi đến thành Joppa có tầm mức quan trọng? Những kinh nghiệm của Phêrô và Giôna trong thành Joppa có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
2. Khi Phêrô đến nhà Co-nê-liô, có nhiều người khác cũng đến để nghe sứ điệp của Phêrô. Kết quả là nhiều người đã chịu phép rửa và đón nhận đức tin. Ông Co-nê-liô là mẫu mực của việc rao giảng tin mừng như thế nào? Ông Co-nê-liô có những cá tánh gì để nhiều người đã theo ông mà đến với Chúa Kitô?
3. Luật Kosher cấm ăn đồ ô uế theo tiêu chuẩn đạo Do Thái – luật này gây ra sự chia rẻ giửa người Do Thái và người Ngoại Giáo. Những điều gì đã làm cho các tín hữu Kitô Giáo bị chia rẻ với những người ngoài Kitô Giáo? Có cách nào hàn gắn sự chia rẻ này không? Điều gì cản trở bạn không chia sẻ về đức tin của mình? Gương của Thánh Phêrô có thể giúp bạn can đảm chia sẻ đức tin như thế nào?
4. Giáo sư Gray dùng Kinh Thánh để cho chúng ta thấy mối liên hệ giửa Phêrô và Co-nê-liô, tên ông Pu-đê có trong thơ 2 Tm4: 21, và Thánh Truyền nói về thời gian Phêrô ở Rôma. Khi Thánh Kinh, lịch sử và Thánh Truyền được giao hợp, điều này mang lại nguồn cãm hứng gì cho chúng ta? Hiểu biết về lịch sử của Hội Thánh thời tiên khởi sẽ giúp gì cho đức tin chúng ta?
5. Giáo Lý Công Giáo giải thích thật đẹp mối liên hệ giửa Thánh Truyền (truyền thống của Hội Thánh) và Kinh Thánh. Mời bạn đọc câu dưới đây. Có khi nào bạn nghĩ về Kinh Thánh giống như cách diển tả dưới đây? Mối liên hệ giửa Kinh Thánh và Thánh Truyền có ảnh hưởng gì trên đức tin của bạn?
"Thánh Truyền và Thánh Kinh liên kết và giao lưu mật thiết với nhau, vì cả hai phát xuất từ một nguồn mạch duy nhất là Thiên Chúa, có thể nói là cả hai kết hợp nên một toàn bộ và hướng về cùng một mục đích" ( DV 9). Cả hai đều làm cho mầu nhiệm Đức Ki-tô được hiện diện và sinh hoa trái trong Hội Thánh, chính Người đã hứa ở lại với môn đệ "mọi ngày cho đến tận thế " (Mt 28, 20)...nhưng hai cách lưu truyền khác biệt. "Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần". "Thánh Truyền chứa đựng Lời Thiên Chúa mà Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần đã ủy thác cho các tông đồ, và lưu truyền toàn vẹn cho những người kế nhiệm các ngài, để nhờ Thánh Thần chân lý soi sáng, họ trung thành gìn giữ, trình bày và phổ biến qua lời rao giảng". GLCG 80,81.
“Vậy, thưa anh em, anh em hãy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh em, bằng lời nói hay bằng thư từ.” (2 Tx 2:15)
Cầu Nguyện Kết Thúc Lạy Chúa, tạ ơn Chúa vì tình yêu và ơn tha thứ của Chúa vượt qua biên giới hạn hẹp và lòng tự cao của loài người chúng con. Xin Chúa ban cho chúng con trái tim giống Chúa, giầu lòng thương xót, để chúng con được hợp tác vào chương trình của Chúa - mở rộng đại gia đình Chúa cho tất cả mọi người. Xin Chúa lấp đầy niềm vui của Chúa trên chúng con để chúng con theo Chúa rao giảng Tin Mừng cho toàn thế giới. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Kitô. Amen. Thánh Phêrô, cầu cho chúng con.