BÀI ĐỌC I: Cn 9, 1-6
Lời Chúa trong sách Châm Ngôn.
Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột, hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn và sai các nữ tỳ ra đi. Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi: “Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây!” Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo: “Hãy đến mà ăn bánh của Ta, và uống rượu do Ta pha chế! Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết”.
Đáp: Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.
Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Êphêsô.
Thưa anh em, anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tôi. Vì thế, anh em đừng hóa ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa. Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới trụy lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí. Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân Danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha.
Halleluia, Halleluia. Chúa nói: Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy. Halleluia.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ban Máu Thịt cho ta, Chúa Giêsu phải chịu đau đớn. Mạng sống là quý nhất. Nhưng Người yêu ta còn hơn yêu mạng sống của mình. Vì thế, Người hiến mạng sống cho ta như lời Người nói: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình". Mạng sống là thiết thân. Nhưng đối với Người, ta còn thiết thân với Người hơn cả mạng sống của Người nữa. Người chịu tiêu hủy mình đi để trở nên thiết thân với ta. Khi hiến mình làm lương thực, Người chấp nhận chịu nghiền tán, chịu đớn đau để trở thành thịt máu của ta, để trở thành thiết thân với ta, đến nỗi ta không thể tách Người ra khỏi ta được nữa. Thật là một tình yêu lạ lùng. Thật là một sáng kiến tuyệt vời.
Yêu là muốn điều tốt, muốn cho người yêu được sống dồi dào, và trong tình yêu có sự đòi buộc phải hy sinh. Chúng ta phải nghiêm túc tự hỏi xem mình chờ đợi gì nơi việc rước lễ và tại sao việc rước lễ có vẻ ít sinh ích và ít hấp dẫn đến thế? Chúng ta có muốn liên kết vào hy tế của Chúa Giêsu - bản thân và cuộc sống của chúng ta không - hay là chúng ta tìm cách tránh né được càng nhiều hy sinh càng tốt; và đó là một dấu chỉ cho thấy rằng chúng ta không muốn vác thập giá của mình chút nào cả?
THIÊN CHÚA MẶC KHẢI
1. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và Ngài muốn bày tỏ cho chúng ta biết Ngài là ai, và Ngài có chương trình tuyệt vời cho mỗi người chúng ta.
2. Thiên Chúa muốn “nói chuyện” với chúng ta qua Chúa Giêsu - Con Một của Ngài. Chúa Giêsu là sự mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
3. Chúa Giêsu truyền dạy về tình yêu Chúa, về Nước Trời và đức tin cho chúng ta qua:
- Những truyền thống của Giáo Hội được truyền lại
bằng lời nói +
- Kinh Thánh được ghi chép và soạn thảo bởi các
vị thánh sử.
4. Hội Thánh được Chúa Giêsu cho thẩm quyền để chỉ dạy và hướng dẫn chúng ta hiểu những điều Thiên Chúa muốn mặc khải cho chúng ta.
5. Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô “Chìa khóa nước trời” – Chúa ban cho Thánh Phêrô ngôi vị lãnh đạo Hội Thánh của Ngài. Ngôi vị này được truyền lại cho những người kế vị Thánh Phêrô.
6. Chúa muốn Thánh Phêrô và những người kế vị của Ngài tiếp tục dạy cho muôn thế hệ biết Thiên Chúa và chương trình cứu độ của Ngài. Họ giảng dạy đức tin bằng cách truyền lại cho nhau những điều Chúa đã mặc khải từ đời này đến đời kia.
7. Chúng ta hiểu biết được những mặc khải của Thiên Chúa cho trọn vẹn qua 3 phương cách (hình ảnh cái ghế 3 chân):
Lạy Cha, xin ban sức mạnh của ân sủng Ngài cho chúng con để chúng con luôn luôn bước đi trên con đường Cha đã mặc khải cho chúng con qua Con Cha là Đức Giêsu Kitô. Xin giải thoát chúng con khỏi bóng tối của những đam mê của chúng con, và mang chúng con vào nguồn ánh sáng sự thật của Chúa. Xin cho cuộc đời chúng con được hình thành theo Thánh Ý Chúa, và xin uốn nắn trái tim chúng con bằng Tình Yêu của Ngài. Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn mở lòng đón nhận sự hướng dẫn của Hội Thánh Chúa. Chúng con cầu xin vì danh Đấng đã hứa sẽ ở lại với chúng con luôn mãi, trong hiện tại cho đến muôn đời. Amen.
“Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta, không phải để chúng ta ở yên một chỗ, nhưng là để chúng ta đến được với Ngài, nhờ đó, chúng ta sẽ vượt qua chính mình.” - ĐGH Bênêdictô XVI.
Chia sẻ
1. Bạn thấy có gì mâu thuẫn với lập luận này: “Có Thiên Chúa, Ngài là tình yêu, nhưng chúng ta không biết chắc rằng Chúa là ai và Ngài muốn gì cho đời ta”
2. Bạn nghĩ vì sao Hội Thánh từ thuở mới thành lập đã dùng chữ “mặc khải”, hoặc “bày tỏ” để diễn tả cho chúng ta cách Thiên Chúa nói chuyện với chúng ta?
3. Trong đoạn phim hôm nay, người trình bày đã dùng hình ảnh “ghế 3 chân” để diễn đạt cách Thiên Chúa muốn bày tỏ về Ngài cho loài người theo thời gian. Ba “chân” ghế tượng trưng cho 3 điều gì trong sự mặc khải của Thiên Chúa cho loài người?
1. Chúa Giêsu nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6). Tôi có thật sự chấp nhận lời mặc khải này của Chúa Giêsu như sự thật cho đời tôi không, hay tôi tự đặt ra những tiêu chuẩn về luân lý và đạo đức theo ý riêng của mình? Tôi có tin rằng Lời Chúa Giêsu trong Phúc Âm là mẫu mực cho đời mình không, hay tôi là người cân đo giáo huấn của Chúa để chọn điều nào tôi muốn chấp nhận, và điều nào tôi muốn để qua một bên, không muốn noi theo?
2. Trong tuần này, tôi sẽ làm gì để cho những lời mặc khải của Chúa soi sáng, dẫn dắt tôi nhiều hơn trong đời sống cầu nguyện, đời sống luân lý, trong những mối liên hệ với người khác, và trong những gì quan trọng đối với mình? Làm thế nào để tôi tín thác đời tôi trong tay Chúa Giêsu nhiều hơn và đi theo đường lối của Ngài hơn nữa?
3. Hãy suy gẫm về thẩm quyền giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo qua những lời của George Weigel, người viết tiểu sử của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:
“Giáo Hội Công Giáo tin rằng những chân lý mà chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa Kitô có sức mạnh giải thoát chúng ta, nhưng đồng thời, sự thật này cũng ràng buộc chúng ta. Chân lý của Chúa giải thoát chúng ta. Nếu ai nghĩ rằng khi ta bị buộc vâng phục quyền giáo huấn của Hội Thánh, thì quyền tự do của mình bị giới hạn. Nghĩ như vậy khác gì chúng ta cho rằng mình hoàn toàn được tự do làm mọi sự theo ý mình và không có gì được kềm chế tự do và ý muốn của mình, (như vậy, tôi đã tự trói buộc tôi vào sự ngoan cố của chính mình). Nếu tự do có nghĩa là tìm tòi, học hỏi xem đâu thật sự là điều hay, điều tốt cho mình, cho tha nhân, thì chân lý này đâu phải là một sự hạn chế quyền tự do của tôi, đúng hơn, nó là khí cụ giải thoát tôi” (The Courage to be Catholic).
Theo những lời trên đây, thì quyền giáo huấn của Hội Thánh là phương tiện mang lại tự do cho đời tôi, thay vì hạn chế tự do của tôi. Làm như thế nào để được như vậy?
“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119:105)