Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng. Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên. Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu tòa! Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi! Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám kết tội?
ĐÁP CA: Tv 114
Đáp: Tôi sẽ bước đi trước nhan thánh Chúa Trời, trong cõi đất dành cho kẻ sống.
1. Lòng tôi yêu mến Chúa, vì Chúa đã nghe tiếng tôi khẩn nài, Người lại lắng tai ngày tôi kêu cứu.
2. Dây tử thần đã bủa vây tôi chằng chịt, lưới âm ty chụp xuống trên mình. Gặp gian truân sầu khổ, tôi đã kêu cầu danh Chúa: “Ôi lạy Chúa, xin cứu gỡ mạng con!”
3. Chúa là Đấng nhân từ chính trực, Thiên Chúa chúng ta một dạ xót thương, hằng gìn giữ những ai bé mọn, tôi yếu đuối, Người đã cứu tôi.
4. Chúa cứu gỡ mạng tôi khỏi chết, giữ mắt này chẳng còn đẫm lệ, ngăn ngừa tôi khỏi phải hụt chân. Tôi sẽ bước đi trước mặt Người, trong cõi đất dành cho kẻ sống.
BÀI ĐỌC II: Gc 2, 14-18
Lời Chúa trong thư của thánh Giacôbê tông đồ.
Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?
Cũng vậy, đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: “Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin”.
TIN MỪNG: Mc 8, 27-35
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.
Một hôm, Đức Giêsu và các môn đệ rời Betsaiđa để đi tới các làng xã vùng Cêsarê Philiphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. Người lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô”. Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về người. Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết: Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Đức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người!” Rồi Đức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.
Suy Niệm
Còn các con, các con bảo Thầy là ai? Câu hỏi này vẫn tiếp tục được đặt ra cho mỗi người chúng ta hôm nay. Và chúng ta có thể như Phêrô, đã trả lời đúng câu hỏi của Ngài, với tất cả vốn liếng về Thánh Kinh và thần học, về giáo lý của chúng ta. Thế nhưng trong hành động thì sao? Phải chăng trong hành động, chúng ta đã là những người ngăn cản việc thực hiện chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, bằng thái độ khước từ đau khổ, khước từ thập giá mà chúng ta gặp phải, trong cuộc sống thường ngày.
Chúa Giê-su kêu gọi từ bỏ cái tôi kiêu căng, ích kỷ, bỏ lòng tham, và thậm chí cả tiền tài lẫn danh vọng nữa. Thế nhưng sự từ bỏ mà Chúa Giê-su kêu gọi, không chỉ để hoàn thiện bản thân, mà Ngài kêu gọi chúng ta từ bỏ mọi sự là để: (1) đi theo Ngài, đi theo con đường thập giá mà Ngài đã đi; (2) để trở nên giống Ngài: sống hiền lành, khiêm nhường, khó nghèo, chịu sỉ nhục, ngược đãi; và (3) chết để cứu chuộc nhân loại, là những người Ngài yêu mến. Sự bỏ mình đó không huỷ hoại mà dẫn ta đến một cuộc sống dồi dào hơn: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”
Mời Bạn: Không tích chứa oán hờn, đố kỵ, tranh chấp, ghen ghét, thù hận… nhưng sống khiêm nhường, hiền lành và vị tha, chỉ vì bạn yêu Chúa, và muốn nên giống Chúa, và do đó bạn cũng yêu người khác * bằng trái tim của Chúa. Sống Lời Chúa: Quyết tâm cùng với Chúa Giê-su vác đến cùng thập giá của mình, là từ bỏ thói hư tật xấu của mình, là đón nhận những sự khó chịu, trái ý do hoàn cảnh, hoặc do người chung quanh gây ra.
Cầu Nguyện Lạy Chúa Giêsu, nếu có lúc con mệt mỏi và xao xuyến, xin nhắc con nhớ rằng, trong Vườn Dầu Chúa đã buồn muốn chết được. Xin đồng hành với con, để con không cô đơn. Nếu có lúc con thấy bóng tối bủa vây, xin nhắc con nhìn lên Thánh Giá Chúa, để biết rằng Chúa đã yêu con đến hơi thở cuối cùng. Xin cho con can đảm đối diện với những thách đố, vì biết rằng cuối cùng, chiến thắng thuộc về người có niềm hy vọng lớn hơn. Amen.
Câu Hỏi Gợi ý 1. Trong suy tư và trong cách sống của bạn, Đức Giêsu có thực là Thiên Chúa không?
2. Sự hiện diện của bạn ở bất cứ nơi nào, gặp gỡ bất cứ ai, người ta có nhận ra bạn là hình ảnh của Đức Giêsu không?
MẦU NHIỆM VƯỢT QUA – Đoạn 6 Mầu Nhiệm Tử Nạn và hục Sinh của Chúa Giêsu.
LỜI MỞ ĐẦU Tuy chúng ta quen thuộc với những hình ảnh của thập giá được trưng bày trong các nhà thờ, nhưng có lẻ chúng ta không biết rằng khi xưa, thập giá là một hình ảnh gây giao động kinh hoàng. Đối với những người đã sống vào khoãng 2000 năm trước, sợi dây chuyền thánh giá đeo trên cổ sẽ gây kinh ngạc không khác gì hiện giờ nếu chúng ta thấy ai đeo dây chuyền có hình ghế điện của tội nhân bị tử hình vậy. Công dụng của thập giá thời đó là khí cụ củ án tử hình, củng giống như ghế điện là một trong những phương pháp tử hình của thời đại mới này. Ấy vậy mà thánh giá là một biểu tượng đức tin chính yếu của chúng ta vì qua cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá chúng ta được ơn cứu độ và sự sống đời đời.
Mầu Nhiệm Vượt Qua là danh từ chúng ta dùng để diển tả công trình cứu độ của Chúa, được thể hiện qua sự Thương Khó, Tử Nạn, Phục Sinh và Lên Trời của Ngài. Chử Vượt Qua mang ý nghĩa Chúa Giêsu dâng hiến mạng sống mình như một cuộc Vượt Qua mới (hoặc Chiên Vượt Qua) để mang lại ơn cứu độ cho chúng ta.
CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU Tôn vinh Chúa Giêsu ngọt ngào yêu dấu! Ngợi khen, tôn vinh, sáng danh Chúa. Ôi lạy Chúa Kitô, Đấng tự mình đón nhận cái chết, phó dâng mình cho Cha trên trời, Đầu thánh Chúa gục xuống, Ngài dâng hiến linh hồn. Chúa thật sự hy sinh mạng sống cho đàn chiên của Ngài. Ngài thật sự đã chết, ôi con một Chúa Trời. Ngài thật sự đã chết, ôi Đấng Cứu Độ yêu quý của con, để con được sống muôn đời. Ôi hy vọng lớn lao, niềm tin vĩ đại của con, được nghĩ yên trong cái chết và Máu Thánh Chúa! Con tôn vinh và ca tụng Thánh Danh Ngài, con tuyên xưng đời đời con thuộc về Chúa. Lạy Chúa Giêsu tốt lành, vì cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của Chúa, xin tha tội và ban cho con ân sủng Ngài. Xin cho các linh hồn được nghĩ yên và được sự sống vĩnh cửu. Amen. (Dom Augustine Baker)
“Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô vì Chúa đã dùng thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.”
CHIA SẺ
Kinh Thánh nói với chúng ta là Con Thiên Chúa tự hạ mình xuống, làm người, và vâng phục Chúa Cha cho đến chết, chết trên cây Thánh Giá (Phi 2:5-11). Bạn nghĩ sao về tình thương Chúa dành cho chúng ta khi Ngài chịu xuống thế gian, mang thân phận con người, và chịu chết vì tội lổi chúng ta? Làm thế nào để cho tình yêu hy sinh của Chúa Giêsu trở thành gương sáng trong cuộc sống chúng ta?
Thường thường ai củng muốn tránh đau khổ. Có khi trong tin tức, chúng ta nghe được có người mắc bệnh nan y và họ đã tự tữ vì muốn thoát nổi đau khổ của mình. Nhưng chúng ta hãy cùng xét lại lời Thánh Gioan 12:24: “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Nói cách khác: “Mổi các chết mang đến cơ hội cho sự sống lại. Mổi một nổi đau khổ có thể trở thành một món quà trọng đại.” Như vậy, làm sao để cho sự đau khổ hoặc việc “vác thánh giá” được trở thành món quà vỉ đại?
Bác Sỉ Sri nói rằng có hai cách để sống: Cách sống cho chính mình và cách sống cho Thánh Giá. Vì sao con người thấy vui và thỏa mãn hơn khi họ theo lối sống của Thánh Giá?
KÊU GỌI HOÁN CẢI – Sau vài phút cầu nguyện, hãy ghi xuống ý nghĩ và suy gẩm của bạn về những câu hỏi sau đây:
Bạn hãy suy nghĩ đến việc Chúa Giêsu chết vì bạn để trả giá chuộc tội cho bạn – điều này có ý nghĩa gì với riêng bạn? Xin dành vài phút để cám ơn Chúa vì món quà vỉ đại Ngài đã ban cho bạn. Bạn có thể đọc thầm Kinh Ăn Năn Tội để bày tỏ lòng thống hối của mình vì tội lổi đã phạm: “Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng, phản nghịch lổi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự. Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.”
Đoạn phim vừa rồi có nói: chúng ta đang sống trong một thế giới nhiều rạn nứt, vì vậy, chúng ta không nên hỏi: “Tôi sẽ bị đau khổ không?” nhưng nên hỏi: “Tôi sẽ làm gì khi tôi bị đau khổ?” Như Thánh Phêrô nói: “Anh em thân mến, anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường đã xảy đến cho anh em” (1 Phêrô 4:12). Sự thật thì chính Chúa Giêsu đã bước vào thân phận loài người và đã cùng chia sẽ, gánh lấy nổi khổ của chúng ta. Ngài muốn ở cùng chúng ta để giúp chúng ta trong cơn gian nan, hoạn nạn. Bạn làm gì khi gặp những hoàn cảnh đau khổ, khó khăn trong cuộc sống? Bạn hướng về Chúa hay bạn xoay mặt bước đi xa Chúa? Bạn hãy cam kết với mình để tìm đến Chúa, xin Ngài cứu giúp khi cơn hoạn nạn đau khổ đến với bạn.
Hãy suy gẩm câu này: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta.” (Luca 9:23) Bạn có thể làm gì để bắt chước tình yêu hy sinh, dấn thân của Chúa Giêsu? Thí dụ: Bạn làm thế nào để trở nên quãng đại hơn trong mối liên hệ giửa bạn và Chúa? Bạn có thể hãm mình cách nào – thời giờ, sự thoải mái, những ham muốn riêng của mình – để hy sinh phục vụ những người Chúa gởi đến trong đời bạn nhiều hơn?
CẦU NGUYỆN KẾT THÚC Lạy Chúa Giêsu, Chúa gọi con chịu đau khổ vì chính Chúa đã gánh chịu đau khổ cho con, Chúa làm gương cho con noi theo. Khi Chúa chịu sỉ nhục, Chúa không sỉ nhục lại. Khi Chúa bị ngược đải, Chúa không đáp lại bằng lời hăm dọa, nhưng Chúa đặt mình trong Đấng Phán Xét công minh. Nhờ vào vết thương của Chúa mà chúng con được lành. Xin giúp con bắt chước Chúa trong cơn đau khổ. Cho con từ bỏ tội mình nhờ sự đau khổ của con, đễ con không còn sống trong đam mê tội lổi, nhưng sống theo Thánh Ý Chúa Cha. Vì chính Chúa đã chịu khổ nhọc và bị cám dổ, con biết rằng Chúa củng có thể cứu giúp những ai đang đau khổ và bị cám dổ. Con đặt mình trong Chúa và Đức Chúa Cha, Đấng Tạo Dựng nên con, và biết Chúa sẽ không bao giờ làm con thất vọng. Amen.
Lời kinh noi gương Chúa Giêsu khổ nạn. Mời bạn học thuộc lời kinh này để giúp bạn cầu nguyện và áp dụng những gì vừa học hôm nay trong cuộc sống hằng ngày: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” - Galát 2:20