CHIA SẺ NHÓM NHỎ - CÂU #1 Lời Chúa Giêsu trong Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy rằng mặc dầu khi chúng ta được Rửa Tội, sự sống của chúng ta bắt đầu từ ngành nho, nhưng chúng ta phải luôn tích cực dính liền với cây nho. Có nghĩa là chúng ta phải cố ý giữ mình để không tách lìa khỏi cây nho, là chính Chúa Giêsu. Đây là một lời mời gọi để tập cho mình thói quen ở lại trong Chúa Giêsu. Những thói quen này dần dần sẽ tạo nên những đức hạnh để giữ chúng ta luôn gắn liền với cây nho.
Sau đây là những thói quen, những việc làm tốt sẽ giúp chúng ta gắn liền với Chúa Giêsu:
Giữ giờ thánh – giờ chầu, có tinh thần trách nhiệm, đọc Kinh Thánh, tham gia sinh hoạt của giáo xứ/cộng đoàn, chia sẻ đức tin mình cho người khác và nói cho họ nghe về các Bí Tích.
Bạn hãy xin Chúa Thánh Thần cho bạn biết Ngài muốn bạn chú tâm đến một điều nào trong số những thói quen tốt trên đây. Ngài muốn bạn chú ý để tập làm điều nào trong thời gian này. Việc làm nào là nổi bật đối với bạn? Vì sao bạn nghĩ Chúa đang muốn bạn tập làm điều đó? Bạn có thể thay đổi hoặc làm điều gì một cách thực tế trong tuần này để bắt đầu tập thói quen tốt đó?
CHIA SẺ NHÓM NHỎ - CÂU #2 Khi đọc bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta nghe câu “chủ chiên nhân lành”. Trong Phúc Âm Thánh Gioan 15, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng nếu chúng ta ở lại trong Ngài, thì Ngài sẽ ở lại trong chúng ta và chúng ta sẽ sanh nhiều hoa quả. Theo truyền thống Công Giáo, có 12 hoa trái của Chúa Thánh Thần, đó là: bác ái, hoan lạc, bình an, kiên nhẫn, nhân từ, từ tâm, quảng đại, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ, trong sạch. Những hoa trái của Chúa Thánh Thần không giống như những đức hạnh, vì đức hạnh cần có thời gian để được đào tạo qua những thói quen tốt. Những hoa quả của Chúa Thánh Thần là chứng cớ chúng ta đang hợp tác với Chúa Giêsu để được ở lại trong cây nho. Đây thật sự là hoa quả của những việc làm và thói quen tốt của chúng ta. Đây là những hoa quả đem lại phúc lành cho chúng ta và cho kẻ khác.
Nhìn lại cuộc sống của bạn. Có lúc nào bạn thấy mình thật sự gắn liền với cây nho? Những lúc đó, bạn có nhận ra những hoa quả của Chúa Thánh Thần không? Có người nào bạn đã nhìn thấy được những hoa trái của Chúa Thánh Thần nơi họ không? Họ có ảnh hưởng gì trên bạn và trên những người chung quanh họ?
PHÉP RỬA TRONG THÁNH THẦN & LỬA
Đoạn 3
TÓM LƯỢC “Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa.” Mát-thêu 3:11
Chúa Giêsu đến để rửa chúng ta trong Chúa Thánh Thần, sức mạnh và hồng ân từ phép rửa trong Chúa Thánh Thần biến đổi cuộc đời chúng ta. Đối với hàng triệu người Công Giáo trên thế giới đã trải qua kinh nghiệm này, đây là một nguồn ân sủng có sức biến đổi lòng người, để mang lại tự do, bình an và chính sự hiện diện của Thiên Chúa. Tiếc thay, có nhiều người Công Giáo không quen thuộc với câu “chịu phép rửa trong Chúa Thánh Thần”. Trong đề tài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa của Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần.
THẢO LUẬN
Bạn có khi nào trải qua kinh nghiệm được chịu phép rửa trong Chúa Thánh Thần không? Hay là điều này mới lạ đối với bạn?
Mời bạn chia sẽ những lúc bạn cảm nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong đời mình. Có khi nào bạn cảm nghiệm sự bình an của Ngài? Hoặc lửa của Chúa Thánh Thần?
Bạn dùng những danh từ nào để diễn tả mối liên hệ của bạn với Chúa Thánh Thần? Lửa? Sức mạnh?
Rửa anh em trong lửa. (Mat.3:11)
SUY GẪM
Thánh Thần, khấn xin ngự đến.
Bạn hãy tìm thời gian và một chỗ yên tịnh để bạn có thể lắng động tâm hồn. Hãy dành chút thời giờ để buông thả những nỗi lo âu, phiền muộn, căng thẳng trong lòng. Bạn hãy từ từ dâng cho Chúa từng vấn đề một. Cứ thong thả và kiên nhẫn làm điều này; đừng vội vã. Bạn cũng có thể viết xuống những nỗi lo âu và băn khoăn của mình và dâng lên cho Chúa. Khi bạn thấy sẵn sàng, hãy cầu xin Chúa ban Thánh Thần Chúa xuống trên bạn và xin Ngài cho bạn được rửa trong Chúa Thánh Thần và trong lửa. Hãy mở lòng để cảm nhận tình yêu của Chúa, sự bình an, gần gũi, và ơn tha thứ. Hãy để cho Thần Khí Chúa bao phủ trên bạn.
“Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cùng nhau khám phá lại nét đẹp của việc chịu Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần.” (ĐGH Bênêdictô 16)