Khi Gioan đang làm phép rửa cho dân chúng để giúp họ sám hối và cầu xin ơn tha
tội. Chúa Giêsu đã hòa mình vào đám đông trong cùng dòng sông Giođan, với những
con người có tội để sám hối thay cho loài người đang cần sám hối để được tha thứ.
Thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Na-di-en cho biết: “Có thể là Chúa muốn thánh hoá
kẻ sắp làm phép rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người
Ađam cũ trong dòng nước. Thật vậy, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa
thánh hoá sông Giođan; vì Người vừa là thần khí vừa là xác phàm, nên Người cũng
muốn nhờ Thần Khí và nước để đưa chúng ta vào đạo”. Nên dù Gioan làm phép rửa,
ông cũng chỉ là đèn đối với Mặt Trời, tiếng nói với Lời, phù rể đối với Chàng Rể,
người cao trọng nhất trong số những người sinh bởi đàn bà với Trưởng Tử mọi loài
thọ sinh, người nhảy mừng trong dạ mẹ với Đấng được thờ lạy ngay khi còn trong
lòng mẹ, người tiền hô hiện tại và tương lai với Đấng vừa xuất hiện và sẽ xuất hiện.
Quả thật, Gioan biết rằng mình sẽ được thanh tẩy bằng cuộc tử đạo. (Trích bài giảng
của thánh -gô-ri-ô, giám mục Na-di-en). Thánh Phêrô Kim Ngôn giải thích rằng, khi
Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu thì: “Tôi tớ đóng vai chủ, con người đóng vai
Thiên Chúa, ông Gioan đóng vai Đức Kitô; ông đóng vai đó để lãnh ơn thứ tha chứ
không phải để ban phát”. Nên Gioan giảng: “Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước,
nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần” (Mc 1, 8). Đây là phép lạ vĩ
đại đã xảy ra sau khi Đấng Cứu Thế chịu phép rửa; phép lạ này là khúc dạo đầu cho
những gì sẽ xảy ra. Đây không phải là Thiên Đàng khi xưa đóng lại vì tội của Ađam
nay mở ra, mà chính trời mở ra: “Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra,
thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình” (Mc 1,10). Đó là lý do tại
sao Chúa Giêsu đến xin Gioan làm phép rửa cho mình.
Hành trình Đức tin của người tín hữu chính là cuộc tìm kiếm và gặp gỡ với Chúa. Đây
là một hành trình lâu dài, liên lỉ và có nhiều chướng ngại. Để theo Chúa và trung tín
với Ngài, chúng ta luôn phải can đảm vượt qua những chướng ngại đó. Như những vận
động viên chuyên tâm khổ luyện để đạt được vòng nguyệt quế dành cho người chiến
thắng, người Kitô hữu phải luôn chiến đấu trong trận chiến thiêng liêng để thuộc trọn
về Chúa. Ông Gioan dùng những hình ảnh cụ thể để diễn tả những cố gắng hoàn thiện
bản thân: lấp đầy lũng sâu, bạt thấp núi đồi, nắn thẳng quanh co uẩn khúc. Kinh
nghiệm cho thấy, người ta có thể dễ dàng chiến thắng trong trận chiến với kẻ thù,
nhưng lại ngã gục trước cám dỗ của cái tôi ích kỷ và đầy tham vọng. Cuộc chiến đấu
để thanh luyện chính mình là một cuộc chiến đấu dai dẳng, đòi hỏi nhiều cố gắng hy
sinh. Mùa Vọng vừa mời gọi chúng ta nhìn lại mình, vừa nhắc chúng ta hãy nhận ra sự
hiện diện của Thiên Chúa. Những cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân và thực thi
bác ái sẽ giúp chúng ta bạt núi kiêu ngạo, lấp thung lũng hèn nhát. Cuộc sống hôm nay
có nhiều cám dỗ, quá nhiều khuynh hướng khác nhau, lôi kéo chúng ta đi lạc đường.
Những bon chen bận rộn của cuộc đời dễ làm chúng ta đắp những quả đồi, hoặc khoét
sâu khoảng cách đối với anh chị em. Khi can đảm dẹp bỏ mọi chướng ngại trong tâm
hồn, chúng ta sẽ được “nhìn” thấy Chúa và vinh quang của Ngài. Lúc đó, Chúa sẽ là
tất cả của đời sống chúng ta, và chúng ta sẽ chỉ nhìn lên Ngài như định hướng tuyệt
hảo duy nhất của cuộc đời. Lời mời gọi bạt núi san đồi vẫn vang lên hằng năm. Tuy
vậy, nơi đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn, vẫn còn đó những khuyết điểm lỗi lầm.
Trong mối tương quan hằng ngày, người ta vẫn tiếp tục xây những bức tường chia rẽ,
vẫn đào những thung lũng hận thù và xây những núi đồi của kiêu ngạo. Lời Chúa
khích lệ chúng ta không nên thất vọng, vì chúng ta có nguồn trợ lực thiêng liêng đến từ
Đấng Tối cao. Chúa Giêsu đã từ bỏ mọi sự để hủy mình ra không, trở nên một trẻ thơ
nơi hang đá khó nghèo. Người đã trở nên nghèo để chúng ta được giàu có; Người đã
trở nên yếu ớt để chúng ta được mạnh mẽ; Người đã đón nhận thập giá để chúng ta
được vinh quang. Vì thế, ơn gọi của chúng ta là cố gắng “sống cho tinh tuyền, không
làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô quang lâm, nhờ đó chúng ta mang
lại hoa trái dồi dào là sống một đời công chính”, như thánh Phaolô nhắn nhủ giáo dân
Philiphê (Bài đọc II).
Quan đoạn Tin Mừng, chúng ta ghi nhận một cuộc hỏi cung kỳ lạ trong đó bị cáo lại đặt vấn đề với quan toà và hướng dẫn cả cuộc tranh luận về tước hiệu Vua dân Do Thái. Thực vậy, Chúa Giêsu biết rằng chính dân Do Thái đã tố cáo Người xưng mình là vua. Nếu không có lời tố cáo này, Philatô chẳng bao giờ có ý bắt và kết án Người. Và bây giờ, nếu ông có quan tâm thì cũng chỉ vì khía cạnh chính trị của lời tố cáo này mà thôi, bởi vì ông đại diện cho hoàng đế Rôma, cai trị đất nước Do Thái. Nhưng Chúa Giêsu nói tiếp với quan tổng trấn rằng: Nước Người không thuộc về thế gian này. Đối với người Do Thái cũng như đối với Philatô, danh từ vua chỉ có một ý nghĩa duy nhất là một lãnh tụ chính trị, có vương quốc, có thần dân với bộ máy cai trị và quân đội, để bảo vệ chủ quyền và an ninh cho đất nước. Nếu Chúa là vua theo nghĩa này thì hẳn thần dân của Người đã không để cho Người rơi vào tay họ. Chính họ cũng biết điều đó. Sau phép lạ bánh hoá nhiều, Người đã từ chối ý định của họ là muốn tôn Người làm vua. Chúa là Vua, nhưng Người không cạnh tranh với hoàng đế Rôma vì nước Người không thuộc về thế gian này. Vương quốc của Người được thiết lập ngay trong lễ Vượt qua, khi Người phó mình chịu chết để vâng phục thánh ý Chúa Cha: Ngày nào Ta bị treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi sự đến cùng Ta. Đức Kitô thi hành vương quyền của mình bằng cách kéo loài người khỏi sự chết để dẫn đưa họ vào nhà Chúa Cha. Điều nghịch lý là ở chỗ ngay trong cuộc khổ nạn, Đức Kitô mới xưng mình là vua và ngay khi bị treo trên thập giá Người mới chứng tỏ mình thật sự là vua. Trong suốt cuộc xét xử, Philatô đã tỏ ra là một quan toà nghiêng ngửa và yếu đuối. Ông ta biết Chúa Giêsu không có tội gì và muốn tìm cách tha Người, nhưng ông lại sợ áp lực của người Do Thái: Nếu quan tha nó thì quan không phải là bạn hữu của hoàng đế. Thế thì nguy rồi, chức vụ của mình, gia sản của mình và ngay cả mạng sống của mình cũng có thể tiêu ma. Thôi mặc kệ cho sự thật, mặc kệ cho bị cáo phải tử hình. Ta lo cho ta trước đã. Đó là một con người không trung thực và hèn nhát. Dù biết Chúa Giêsu không có tội muốn làm loạn, muốn xưng vương, nhưng Philatô vẫn cứ treo bản án: Giêsu Nadarét, vua dân Do Thái. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có dám đứng về phía của chân lý của sự thật hay không? Chúng ta có dám chấp nhận những hy sinh, những thiệt thòi để cho Nước Chúa được trị đến hay không?
Đối với một số bạn trẻ, yêu chẳng có gì khó. Yêu là gặp nhau, quen nhau, nhớ nhau.
Yêu là hẹn hò, viết thư, tặng quà sinh nhật. Nhưng dần dần quan niệm về tình yêu trở
nên sâu xa hơn. Các bạn nhận ra yêu là trao hiến bản thân, là hy sinh chính mình để
sống cho người khác. Tình yêu đích thực không dễ như nhiều người lầm tưởng. Vào
ngày tận thế, chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu. Một vị kinh sư tốt lành hỏi Đức Giêsu
về điều răn đứng đầu trong số 613 khoản luật. Ngài trích Ngũ Thư để tóm lại trong hai
điều răn chính: yêu Thiên Chúa hết lòng và yêu tha nhân như chính mình. Tất cả lề
luật cô đọng trong một thái độ là yêu mến.Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc
nệ luật. Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. “Yêu mến là chu toàn lề
luật” (Rm 13,10). Thánh Âu-tinh phàn nàn là mình đã yêu Chúa quá muộn. Còn chúng
ta lại thấy mình yêu Chúa quá ít và hời hợt. Khi nghe Đức Giêsu nhắc lại lời kinh của
người Do Thái: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với trọn cả
trái tim ngươi, với trọn cả linh hồn ngươi, với trọn cả trí khôn ngươi, với trọn cả sức
lực ngươi...”, ta mới thấy đòi hỏi quyết liệt của Thiên Chúa. Ngài muốn ta yêu Ngài
bằng tất cả con người mình. Cụm từ “với trọn cả” được lặp lại nhiều lần như nhắc ta
chẳng nên giữ điều gì lại. Sống điều răn thứ nhất là đặt Chúa lên trên hết, là dành ưu
tiên một cho Chúa giữa những ưu tiên. Coi Chúa là tất cả, mãn nguyện vì có Chúa.
Dành cho Chúa tất cả, để Chúa chiếm trọn mình. Điều răn thứ hai bắt nguồn từ điều
răn thứ nhất: yêu người thân cận như chính mình. Người thân cận là mọi người chẳng
trừ ai. Chỉ trong Chúa tôi mới có thể yêu thương đến vô cùng. Trong Chúa, tôi nhận ra
tha nhân là anh em, con một Cha, là hình ảnh của Đức Kitô đang cần tôi giúp đỡ.
Trong Chúa, tôi cảm nhận phẩm giá đích thực của một người, dù đó là một thai nhi,
một phạm nhân hay người mất trí. Tình yêu thực sự với Thiên Chúa đưa tôi về với anh
em. Tình yêu anh em đòi tôi gặp gỡ Thiên Chúa để múc lấy nơi Ngài sức mạnh hầu
tiếp tục hiến trao. Đó là nhịp đập bình thường của trái tim người Kitô hữu, cứ đong
đưa giữa hai tình yêu. Hay đúng hơn chỉ có một tình yêu: tôi yêu tha nhân trong Chúa
và tôi yêu Chúa nơi tha nhân. Đức Giêsu đã sống đến cùng hai điều răn Ngài dạy. Ngài
sống để yêu và chết vì yêu. Tình yêu của Ngài là lễ toàn thiêu và hy tế.
Mỗi tối tôi lại xét mình về tình yêu để thấy mình còn yêu quá ít.
Hôm nay, Chúa Giêsu cho các ông một bài học dài về tư cách của người làm lớn, người có
quyền và nhấn mạnh đến sự phục vụ cần phải có đối với các môn đệ Chúa. Chúng ta tiếp tục
cùng với các môn đệ đi theo Chúa Giêsu lên Giêrusalem, và chuyện “ai là người lớn nhất”
trong họ vẫn đang được bàn tán, cho dù Chúa Giêsu nói cho họ biết là trong số họ, người lớn
nhất là người sẵn sàng làm “tôi tớ cho anh em”.
Con người và thế giới hiện đại của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt: văn hóa, xã hội, kỹ thuật, cũng như thông tin điện toán toàn cầu… Sự thay đổi ấy tác động trực tiếp đến lễ nghĩa gia phong, tôn giáo, nhất là các gia đình, đặc biết các cặp hôn nhân trẻ. Hơn bao giờ hết, gia đình trên thế giới đang bị đe dọa đến tận nền tảng như: nạn ly dị lan tràn, chấp nhận sống chung mà không hôn phối, khước từ con cái hoặc hủy diệt con cái từ trong trứng nước. Kết hôn giữa người cùng giới tính, một số quốc gia chấp thuận. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI nhận định rằng, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở nhiều quốc gia là “sự bóp méo lương tâm” con người, là “mâu thuẫn với tất cả các nền văn hóa của nhân loại đã tiếp nối nhau cho đến nay, và do đó biểu thị một cuộc cách mạng văn hóa chống đối toàn bộ truyền thống của nhân loại cho đến tận ngày nay”. Để duy trì nòi giống phải là sự kết hợp giữa người nam và người nữ từ nguyên thủy cho đến hôm nay. Đức Bênêđíctô XVI lưu ý rằng dường như ngày nay con người không còn tin tưởng vào việc sinh sản từ quan hệ luyến ái phu phụ “mà là lên kế hoạch và sản sinh ra con người một cách hợp lý”. Do đó, con người không còn là một ân sủng để đón nhận mà là “một sản phẩm do chúng ta lập kế hoạch”. Ngài đặt câu hỏi: Con người là ai? Liệu có một Đấng Sáng tạo hay không, và phải chăng tất cả chúng ta chỉ là những sản phẩm do chính con người sản xuất ra? Là người tín hữu ai cũng biết: đơn hôn và vĩnh hôn là hai đặc tính trong hôn nhân Công giáo. Đơn hôn nghĩa là hôn nhân chỉ giữa một người nam và một người nữ. Vĩnh hôn có nghĩa là đã kết hôn thành sự và đã hoàn hợp thì hai người bị ràng buộc, phải chung thuỷ với nhau với nhau cho đến chết. Đặc tính vĩnh hôn loại trừ ly dị. Giao ước Hôn nhân bắt đầu bằng lời hứa thuỷ chung cho đến chết. Một Giao ước mang tính Bí tích, lấy Chúa ra mà thề, lấy cộng đoàn Giáo hội ra để làm chứng. Chúng ta hãy cầu xin cho các cặp hôn nhân ngày hôm nay trung thành với giao ước hôn nhân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào hay gặp gian lao thử thách nào vẫn mãi mãi bền chặt, thủy chung và son sắt. Amen.
Lưỡi và tai là hai cơ quan truyền thông của con người. Kẻ “câm và điếc” hoàn toàn
bị tước đoạt hai phương tiện cần thiết này. Lưỡi họ như bị một sợi dây vô hình trói
buộc, tai họ dường như có một cánh cửa khóa chặt. Họ không hiểu được ai và cũng
chẳng ai hiểu được họ. Có thể nói, họ bị tách khỏi thế giới bên ngoài. Hôm nay,
Đức Giêsu chữa cho một người câm điếc. Người phán: “Ép-pha-ta” nghĩa là “Hãy
mở ra ” lập tức tai anh mở ra, lưỡi anh như hết bị trói buộc (x. Mc.6,34-35). Chẳng
ai muốn mình bị điếc, nhưng trong thực tế không thiếu người mắc bệnh này. Chúng
ta bị điếc khi để mình mất khả năng lắng nghe kẻ khác. Chúng ta bị điếc khi chúng
ta nghe người khác nhưng lại cố hiểu theo ý mình. Chúng ta bị điếc khi lắng nghe
mà không nhận thức được đúng sai, hay dở. Vậy điều quan trọng không nằm ở nơi
người nói, mà ở chỗ người nghe suy nghĩ và quyết định ra sao. Nắm được tâm lý
của con người nên hãng bảo hiểm Prudential mới chọn khẩu hiệu: “Luôn luôn lắng
nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Vì thế, chỉ nghe bằng tai thôi không đủ, mà phải lắng
nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có
thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác những thông điệp mà người nói muốn truyền đạt.
Hơn nữa, không phải thông tin nào cũng nên nghe. Cần phải chọn lựa những thông
tin bổ ích hữu dụng; không gây phương hại, vẫn đục cho tâm hồn. Cha Mark Link
có viết: “Chúng ta không thể luôn tin vào những gì nghe bằng đôi tai, nhưng luôn
có thể tin vào những gì thấy bằng con tim của mình”.
Cha Murray (Muy-rây) lủi thủi đi trên phố vắng đêm khuya, ngài đang đưa Mình Thánh
cho một bệnh nhân nguy kịch. Tới góc phố, chợt một tên cướp nhảy ra chĩa súng quát:
“Đứng lại, đưa tiền đây!”. Cha Murray mở áo khoác, lấy ví tiền. Tên cướp ngó thấy ngài
mặc áo đen và mang cổ trắng, nhận ra đó là một linh mục, hắn ấp úng nói: “Thưa cha, con
không biết. Con xin lỗi, cha cất tiền đi”. Cha Murray bình tĩnh lại, ngài móc gói thuốc mời
hắn một điều. Nhưng ngài lại ngạc nhiên lần nữa nghe hắn nói: “Cám ơn cha, bây giờ đang
Mùa Chay, con không hút thuốc”. Có những người coi việc giữ luật là quan trọng, còn tình
trạng tâm hồn mình là không đáng kể. Họ thấy cần thiết phải giữ chay, còn có đi ăn trộm,
ăn cướp cũng chả sao. Đó là một sai lầm mà Chúa Giêsu luôn tìm cách sửa đổi. Có thể coi
đây là một trong những khác biệt giữa tâm tình giữ đạo của các Biệt phái và nhóm môn đệ
sống theo Lời Chúa. Các Biệt phái nghiêm chỉnh giữ luật tắm rửa, lau chùi, rửa bình...
không phải vì lý do vệ sinh, nhưng là nghi lễ thanh tẩy. Họ khó chịu, chê trách Chúa và
các môn đệ vì không tuân giữ luật cũ. Dù nhóm môn đệ rất nhiệt thành giữ đạo, nhưng đôi
khi trong nếp sống cũng bị nhiễm lây một vài thói tục mà người Biệt phái cho là phóng
túng. Chúa Giêsu coi những chuyện này là không quan trọng. Chủ yếu là do cõi lòng. Chúa
luôn bảo vệ, bênh vực những kẻ mà nhóm bảo thủ cho là người xấu, người tội lỗi, những
người thu thuế, các cô gái điếm. Chúa tỏ lòng nhân từ và khoan dung với người nghèo khó,
bé mọn... nhất là khi những người này bị xét đoán gắt gay. Một lý do khác nữa là Chúa
Giêsu nghĩ tới một Giáo Hội phổ quát chứ không đóng khung trong dân tộc Do Thái.
Những phong tục, tập quán của Do Thái là tốt, nhưng đến lúc phải mở rộng hơn để đón
nhận mọi nếp sống, mọi nền văn minh trên toàn thế giới. Vậy phải sàng sảy, chọn lọc, chỉ
giữ lại những gì cốt yếu và coi nhẹ những điểm phụ thuộc. Chúa bảo có một số cổ lệ không
do Thiên Chúa mà chỉ do con người. Những cổ lệ đó cần đổi thay, điều chỉnh cho sáng tỏ
tinh thần tôn kính Thiên Chúa và chu toàn bác ái đối với anh em. Nếu không sẽ chỉ đáng
nghe lời quở trách của ngôn sứ Isai: “Dân này tôn thờ ta ngoài môi miệng mà lòng trí ở xa
Ta”. Phải làm sao cho sáng tỏ tinh thần, không bị lu mờ che khuất vì nếp sống bên ngoài.
Phải làm sao cho mọi người, tín đồ cũng như người chưa tin, thấy điều quan trọng là ở tâm
tình, chứ không ở luật lệ, hay lễ nghi thờ tự. Những điều này chỉ có giá trị nếu làm nổi bật
tinh thần bên trong, là việc mến Chúa, yêu người. Lạy Chúa, xin thanh tẩy chúng con để
chúng con biết tôn trọng tinh thần hơn tục lệ, biết nhìn anh em theo hướng nhìn cởi mở của
Chúa.
Phần đông người kitô hữu chúng ta trong đời sống đức tin ưa thích làm những việc
của Chúa hơn là chọn chính Chúa làm cùng đích của đời mình. Chọn tin theo Chúa
không dễ dàng chút nào hết. Bởi khi chọn Chúa, chúng ta phải hy sinh cái “Tôi”,
phải từ bỏ ý mình để theo ý Chúa, phải vâng lời Chúa hơn là nghe theo người
phàm.
Nhận lấy Mình Máu thánh Đức Kitô, trước tiên là nhận biết Chúa Cha là nguồn ban cho
chúng ta ơn cao trọng ấy. Đức Giêsu đã nhiều lần nói với chúng ta về Chúa Cha như về
Đấng ban cho chúng ta tất cả mọi sự. Chúa Cha sai Con đến với loài người như là “bánh
ban sự sống” (Ga 6,32.44), nhưng Chúa Cha cũng dẫn đưa loài người đến với Đức Giêsu,
“bánh ban sự sống” (6,37.44.65). Đức Giêsu cũng nói về Chúa Cha: “Ý của Cha tôi là tất
cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho
họ sống lại trong ngày sau hết” (6,40). Người cũng nói rằng tất cả những gì Người ban như
là ân huệ riêng, thì có nền tảng là chính Chúa Cha (6,57). Thiên Chúa là Cha hằng sống, là
chính sự sống, là sinh lực viên mãn. Như thế, khi đến với Tiệc Thánh Thể, chúng ta cần
nhớ rằng chính Chúa Cha đang dẫn chúng ta đến để ban cho chúng ta lương thực là chính
Con Một của Ngài. Nếu chúng ta ăn thịt và uống máu Đức Giêsu, chúng ta đón nhận các
quà tặng của chính Người và tuyên xưng niềm tin rằng Người hiện diện trong bánh và
rượu đã được truyền phép và chỉ nhờ Người, Đấng được giương cao và chịu đóng đinh,
chúng ta mới có sự sống đời đời. Khi đó, chúng ta cũng được mời gọi nhận ra rằng Thịt và
Máu Người chính là bằng chứng cao cả nhất về tình yêu của Chúa Cha và của chính Người
đối với nhân loại, đồng thời cũng là bảo chứng về sự sống đời mà Người muốn ban cho
chúng ta. Ăn thịt Đức Giêsu, hoặc ăn chính Đức Giêsu, trong bí tích Thánh Thể, là cách
thức duy nhất giúp tránh được tình trạng suy nhược thiêng liêng và cái chết. Ăn Đức Kitô,
chính là sống nhờ Đức Kitô. Nếu chúng ta hiệp thông đều đặn vào sự sống của Người,
chúng ta đã được đặt để trong tình trạng ân phúc, và tình trạng này sẽ triển nở thành vinh
quang trong cuộc sống vĩnh cửu. Đã hiệp thông vào thịt và máu Đức Kitô, chúng ta trở
thành “Đức Kitô toàn thể”. Do đó, chúng ta cũng phải trở thành “lương thực” nuôi dưỡng
anh chị em chúng ta. Mãi mãi chúng ta sẽ thấy mình bất xứng, muốn co lại, khép kín trên
chính mình, nên cứ phải để cho Đức Giêsu giúp biết hy sinh hầu phục vụ sự sống của anh
chị em mình. “Hồng ân Chúa Kitô và Thánh Thần của Người mà chúng ta lãnh nhận trong
việc hiệp lễ hoàn tất cách sung mãn tuyệt vời những ước muốn hợp nhất huynh đệ đang
ngự trị trong tâm hồn con người, đồng thời nâng cao kinh nghiệm về tình huynh đệ trong
việc tham dự chung vào cùng một bàn tiệc Thánh Thể đến một mức độ vượt hẳn kinh
nghiệm đồng bàn đơn thường của con người”.
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng lũ lượt tìm đến Đức Giêsu. Cuộc đối thoại trong bài Tin Mừng hôm nay phản ánh rõ đâu là mục đích của việc kiếm tìm và điều mà Chúa Giêsu muốn mạc khải. Trong phần đầu (cc.24-27), Đức Giêsu đã giải tỏa sự hiểu lầm của dân chúng. Người đến không phải để ‘hóa đá thành cơm bánh’, nhưng là để dạy rằng cơm bánh được tạo nên bởi tình yêu và sự sẻ chia. Qua sự hiểu lầm này, tác giả Tin Mừng cũng muốn hướng mỗi người môn đệ của Chúa biết nhận ra sự hiểu lầm của riêng mình, và tự hỏi đâu là mục đích và động cơ mỗi lần đến tìm gặp và theo Chúa. Nhiều người trong số họ cũng đã nhiều lần xác nhận ước mong tìm thấy nơi Chúa ‘lương thực hư nát’. Nhưng Đức Giêsu đã khẳng định rằng chính Người là ‘lương thực trường tồn’ mà con người cần phải kiếm tìm. Vậy ‘chúng tôi phải làm gì’ để có được thứ lương thực này? Câu trả lời nằm trong phần thứ hai của đoạn Tin Mừng (28-33), đó là phải tin vào Đấng mà Thiên Chúa sai đến. Trong Tin Mừng Gioan, hạn từ ‘tin’ chỉ được tìm thấy duy nhất dưới dạng động từ, để diễn tả hành vi sống động và mạnh mẽ của người thể hiện niềm tin vào Đức Giêsu, và đón nhận Tin Mừng của Người, đồng thời xem đó như là lương thực nuôi sống chính mình. Và đây cũng chính là mục đích Tin Mừng này được viết ra, “là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga 20,31); ai tin theo cách thức này sẽ có sự sống đời đời (Ga 3,16; 6,40.47). Chúng ta không chỉ ‘tin’ đơn giản là có Chúa tồn tại, sống và rao giảng những lời hay ý đẹp; những điều này các anh em tôn giáo bạn hay những người vô thần cũng tin; nhưng ‘tin’ ở đây là xác tín vào sự lựa chọn của mình, sẵn sàng trao phó đời mình cho Chúa, và tín thác rằng ngoài Người ra, chúng ta sẽ chẳng thể tìm thấy hạnh phúc. Vậy làm sao để ‘tin’? Người Do Thái đòi nơi Chúa Giêsu một dấu lạ, như Môsê đã làm năm xưa. Nhưng Chúa Giêsu đã đính chính hai điều căn bản: (1) việc năm xưa, không phải Môsê, ‘mà chính là Cha tôi’ đã làm, và cũng chính Người tiếp tục thực hiện hôm nay; (2) không phải manna năm xưa, mà bánh hôm nay mới là ‘bánh bởi trời đích thực’. Nghe vậy, người Do Thái mới bảo Đức Giêsu rằng: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” Đức Giêsu trả lời: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”. Đức Giêsu Kitô cũng như Lời Người chính là lương thực duy nhất có thể lấp đầy cơn đói khát của nhân loại.
Suy niệm: Các tông đồ, cụ thể là Phi-líp-phê, cảm thấy lực bất tòng tâm trước gợi ý của Thầy mình: mua bánh cho họ ăn. Mà ‘họ’ đâu phải vài chục, vài trăm người, nhưng là năm ngàn người đàn ông, chưa kể đoàn tùy tùng đàn bà con nít cùng đi theo, say sưa nghe Thầy Giê-su rao giảng Tin Mừng Nước Trời. May mắn, An-rê để mắt đến năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ của một em bé, nhưng bấy nhiêu thì “có thấm vào đâu”. Thế rồi, từ sự đóng góp nhỏ nhoi đó, Thầy Giê-su, với quyền năng của Ngài, đã khiến cho điều kỳ diệu xảy ra.
Đức Giêsu giảng dạy ở hội đường tại quê nhà. Phản ứng của dân làng là hết sức
ngạc nhiên trước sự khôn ngoan trong lời Ngài giảng. Nếu họ chân thành tìm kiếm
họ có thể nhận ra khuôn mặt thật của người họ quá quen. Tiếc thay người làng
Nagiaréth đã không đủ vô tư. Họ bị ám ảnh bởi quá khứ của Ngài, và họ không sao
ra khỏi những định kiến sẵn có. "Ông ta không phải là bác thợ sao?" Một bác thợ
sống bằng đôi tay như bao người. Một bác thợ trong làng, âm thầm và khiêm tốn,
sống bao năm ở đây không một chút hào quang. Họ cũng bị ám ảnh bởi cái hiện tại
trước mắt: Bà Maria và các anh em, chị em của ông, tất cả vẫn đang sống rất đỗi
bình thường, như những người láng giềng gần gũi. Một quá khứ và hiện tại như thế
đã khiến họ vấp phạm. Họ không tin Ngài là một Ngôn Sứ, lại càng không thể tin
Ngài là Mêsia, và chắc chắn họ chẳng bao giờ dám nghĩ rằng mình là người đồng
hương với Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Không chắc chúng ta đã khá hơn người làng
Nagiaréth. Hôm nay chúng ta vẫn có thể bị đóng khung trong một cái nhìn nào đó
về Đức Kitô, khiến chúng ta chỉ thấy một phần khuôn mặt của Ngài. Có những
người chúng ta rất quen, sống sát bên ta, nhưng chúng ta chẳng hiểu mấy về họ.
Những gì tôi biết về họ là đúng, nhưng không đủ. Mỗi người là một mầu nhiệm cần
khám phá suốt đời. Cần phải ra khỏi mình, ra khỏi cái nhìn khô cứng để gặp được
mầu nhiệm tha nhân, để thấy người khác bằng cái nhìn luôn luôn mới. Chúng ta
thường nói đến một Thiên Chúa toàn năng, nghĩa là Đấng làm được mọi sự. Nhưng
Đức Giêsu tại Nagiaréth lại cho ta thấy hình ảnh một Thiên Chúa yếu đuối và bất
lực. Ngài bó tay trước sự cứng lòng của con người. Đức Giêsu đã không thể làm
được phép lạ nào ở đó. Thế mới hay con người có khả năng cản trở Thiên Chúa, có
thể dùng chính tự do Ngài ban để khước từ Ngài. Phép lạ là quà tặng cần được đón
nhận với lòng tin. Phép lạ không phải là phù phép áp đặt trên người nhận. Có bao
điều lạ lùng Thiên Chúa định làm cho đời ta, mà Ngài không làm được, vì không
được làm. Nên thánh là để cho Ngài yêu thương ta, để cho Ngài tự do hoạt động
trong đời ta. Lúc đó đời ta sẽ trở nên một kỳ công của Thiên Chúa, và nhờ Ngài, ta
có thể làm được những kỳ công.
Qua hai phép lạ chữa lành mà Chúa Giêsu đã làm cho người đàn bà bị xuất huyết và con gái ông Giairô, thánh Marcô muốn chứng tỏ rằng: bệnh tật và cái chết đang thực sự thống trị trên đời sống con người, hơn nữa những nỗ lực yếu ớt từ phía con người nhằm thoát ra khỏi sự phong tỏa của bệnh tật và cái chết như đang đi vào ngõ cụt.
Con thuyền của các môn đệ trong bài Tin Mừng sáng hôm nay chính là hình ảnh cuộc đời chúng ta. Thực vậy, cuộc đời chúng ta với bao nhiêu phong ba bão táp, đó là những thất bại của bản thân, những khó khăn của cuộc sống, của xã hội, những khổ đau của những người xunh quanh, làm cho chúng ta nhiều lúc chán nản tuyệt vọng. Tại sao lại có những sóng gió trong cuộc đời? Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta? Có người cho rằng chính Thiên Chúa thử thách để rèn luyện và củng cố niềm tin nơi chúng ta. Có người lại cho rằng do trình độ hạn chế của con người trước sức mạnh của thiên nhiên. Nhưng có lẽ nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là do cách đối xử của con người đối với con người trong cuộc sống. Thực vậy, chính thái độ vô trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ đã dẫn đến tình trạng tuổi trẻ lang thang, bụi đời. Chính sự ích kỷ tàn nhẫn của một số người đã tước đoạt đi những phương tiện sống và phẩm giá của những người khác. Nghịch cảnh và sóng gió như vẫn tồn tại song song với số phận và lịch sử con người. Các môn đệ cũng như chúng ta phải đương đầu, phải đối phó với cuồng phong. Thế nhưng chúng ta sẽ tìm thấy niềm an ủi nơi Thiên Chúa bởi vì dưới bàn tay quyền năng và yêu thương của Ngài, sóng gió cũng phải khuất phục và sự bình an sẽ trở lại với chúng ta. Sự dữ tuy tràn lan, nhưng ơn sủng của Ngài vẫn dư đầy, bởi vì Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài không hề bỏ rơi con người. Bằng chứng là Đức Kitô đã đến, Ngài tìm mọi phương cách, thậm chí cả đến cái chết của mình để cho chúng ta thêm xác tín vào tình thương của Ngài. Một vị Thiên Chúa nhân lành như vậy, nhất định sẽ không bao giờ muốn cho con người phải đau khổ, nhất định Ngài sẽ cứu chúng ta. Làm sao chúng ta có thể thất vọng và chán nản khi Ngài vẫn ở bên chúng ta và vẫn yêu thương chúng ta. Mặc dù ngày nay Thiên Chúa không còn trực tiếp làm phép lạ để truyền cho sóng gió phải yên lặng, nhưng Ngài dùng bàn tay của những người nhiệt tâm làm vơi giảm những nghịch cảnh, những bất công trong cuộc sống. Và cũng không ít những con người đang đấu tranh cho công bằng xã hội. Nhiều khi họ cũng đã phải trả giá cho những đấu tranh ấy bằng chính mạng sống của mình. Còn chúng ta thì sao? Niềm tin vào một Thiên Chúa toàn năng và yêu thương lẽ nào lại để cho chúng ta phải buông xuôi và tuyệt vọng bởi vì Đức Kitô chính là niềm hy vọng, chính là sức sống trong cuộc đời chúng ta.
Thánh Giacôbê viết: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (Gc 4, 6). Nhân loại vốn bị ma quỷ cám dỗ, đặc biệt khi ông bà nguyên tổ Ađam và Evà đã nghe lời satan xúi giục sa ngã, phản nghịch lại Chúa, đã mang trong mình nọc độc của sự chết và kiêu ngạo. Chúa Giêsu đã chống cách quyết liệt những kẻ kiêu ngạo, tự tôn, tự đắc vv… Đại diện cho cho hạng người này là các luật sĩ Do Thái thời Chúa Giêsu. Do đó, đứng trước thái độ kiêu căng, tự mãn, cố chấp của họ, Đức Giêsu Kitô chất vấn họ: “Satan lại trừ satan được sao?” (Mc 3, 26-27) Chúa Giêsu nói lện uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa.Ngài cảnh cáo họ: “Mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào phạm thượng đến Chúa Thánh Thần, muôn đời sẽ không được tha”. (Mc 3, 28-30).
Đoạn Tin Mừng theo thánh Marcô cũng bao hàm hai khía cạnh đặc biệt của Lễ Thăng Thiên, đó là mô tả ý nghĩa biến cố Đức Giêsu lên trời và sứ vụ của người môn đệ được trao phó. Trình thuật mở đầu bằng khung cảnh Đấng Phục Sinh tỏ mình cho nhóm Mười Một và chỉ thị cho các ông sứ mạng loan báo Tin Mừng “cho mọi loài thụ tạo”. Thuật ngữ này dĩ nhiên ám chỉ cho mỗi người, nhưng còn mở rộng chân trời ơn cứu độ của Thiên Chúa cách phong phú và sung mãn cho toàn thể vũ trụ này. Thánh Phaolô cũng diễn tả điều tương tự khi nói rằng: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8,19).
To celebrate our Jubilee Year, come join us on Pentecost Sunday, May 19th at 11am. Archbishop Jose Gomez will preside over a tri-lingual Mass, adding to the significance of this grand occasion and underscoring the church’s close ties to the broader Catholic community.