Hành trình Đức tin của người tín hữu chính là cuộc tìm kiếm và gặp gỡ với Chúa. Đây
là một hành trình lâu dài, liên lỉ và có nhiều chướng ngại. Để theo Chúa và trung tín
với Ngài, chúng ta luôn phải can đảm vượt qua những chướng ngại đó. Như những vận
động viên chuyên tâm khổ luyện để đạt được vòng nguyệt quế dành cho người chiến
thắng, người Kitô hữu phải luôn chiến đấu trong trận chiến thiêng liêng để thuộc trọn
về Chúa. Ông Gioan dùng những hình ảnh cụ thể để diễn tả những cố gắng hoàn thiện
bản thân: lấp đầy lũng sâu, bạt thấp núi đồi, nắn thẳng quanh co uẩn khúc. Kinh
nghiệm cho thấy, người ta có thể dễ dàng chiến thắng trong trận chiến với kẻ thù,
nhưng lại ngã gục trước cám dỗ của cái tôi ích kỷ và đầy tham vọng. Cuộc chiến đấu
để thanh luyện chính mình là một cuộc chiến đấu dai dẳng, đòi hỏi nhiều cố gắng hy
sinh. Mùa Vọng vừa mời gọi chúng ta nhìn lại mình, vừa nhắc chúng ta hãy nhận ra sự
hiện diện của Thiên Chúa. Những cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân và thực thi
bác ái sẽ giúp chúng ta bạt núi kiêu ngạo, lấp thung lũng hèn nhát. Cuộc sống hôm nay
có nhiều cám dỗ, quá nhiều khuynh hướng khác nhau, lôi kéo chúng ta đi lạc đường.
Những bon chen bận rộn của cuộc đời dễ làm chúng ta đắp những quả đồi, hoặc khoét
sâu khoảng cách đối với anh chị em. Khi can đảm dẹp bỏ mọi chướng ngại trong tâm
hồn, chúng ta sẽ được “nhìn” thấy Chúa và vinh quang của Ngài. Lúc đó, Chúa sẽ là
tất cả của đời sống chúng ta, và chúng ta sẽ chỉ nhìn lên Ngài như định hướng tuyệt
hảo duy nhất của cuộc đời. Lời mời gọi bạt núi san đồi vẫn vang lên hằng năm. Tuy
vậy, nơi đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn, vẫn còn đó những khuyết điểm lỗi lầm.
Trong mối tương quan hằng ngày, người ta vẫn tiếp tục xây những bức tường chia rẽ,
vẫn đào những thung lũng hận thù và xây những núi đồi của kiêu ngạo. Lời Chúa
khích lệ chúng ta không nên thất vọng, vì chúng ta có nguồn trợ lực thiêng liêng đến từ
Đấng Tối cao. Chúa Giêsu đã từ bỏ mọi sự để hủy mình ra không, trở nên một trẻ thơ
nơi hang đá khó nghèo. Người đã trở nên nghèo để chúng ta được giàu có; Người đã
trở nên yếu ớt để chúng ta được mạnh mẽ; Người đã đón nhận thập giá để chúng ta
được vinh quang. Vì thế, ơn gọi của chúng ta là cố gắng “sống cho tinh tuyền, không
làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô quang lâm, nhờ đó chúng ta mang
lại hoa trái dồi dào là sống một đời công chính”, như thánh Phaolô nhắn nhủ giáo dân
Philiphê (Bài đọc II).
Quan đoạn Tin Mừng, chúng ta ghi nhận một cuộc hỏi cung kỳ lạ trong đó bị cáo lại đặt vấn đề với quan toà và hướng dẫn cả cuộc tranh luận về tước hiệu Vua dân Do Thái. Thực vậy, Chúa Giêsu biết rằng chính dân Do Thái đã tố cáo Người xưng mình là vua. Nếu không có lời tố cáo này, Philatô chẳng bao giờ có ý bắt và kết án Người. Và bây giờ, nếu ông có quan tâm thì cũng chỉ vì khía cạnh chính trị của lời tố cáo này mà thôi, bởi vì ông đại diện cho hoàng đế Rôma, cai trị đất nước Do Thái. Nhưng Chúa Giêsu nói tiếp với quan tổng trấn rằng: Nước Người không thuộc về thế gian này. Đối với người Do Thái cũng như đối với Philatô, danh từ vua chỉ có một ý nghĩa duy nhất là một lãnh tụ chính trị, có vương quốc, có thần dân với bộ máy cai trị và quân đội, để bảo vệ chủ quyền và an ninh cho đất nước. Nếu Chúa là vua theo nghĩa này thì hẳn thần dân của Người đã không để cho Người rơi vào tay họ. Chính họ cũng biết điều đó. Sau phép lạ bánh hoá nhiều, Người đã từ chối ý định của họ là muốn tôn Người làm vua. Chúa là Vua, nhưng Người không cạnh tranh với hoàng đế Rôma vì nước Người không thuộc về thế gian này. Vương quốc của Người được thiết lập ngay trong lễ Vượt qua, khi Người phó mình chịu chết để vâng phục thánh ý Chúa Cha: Ngày nào Ta bị treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi sự đến cùng Ta. Đức Kitô thi hành vương quyền của mình bằng cách kéo loài người khỏi sự chết để dẫn đưa họ vào nhà Chúa Cha. Điều nghịch lý là ở chỗ ngay trong cuộc khổ nạn, Đức Kitô mới xưng mình là vua và ngay khi bị treo trên thập giá Người mới chứng tỏ mình thật sự là vua. Trong suốt cuộc xét xử, Philatô đã tỏ ra là một quan toà nghiêng ngửa và yếu đuối. Ông ta biết Chúa Giêsu không có tội gì và muốn tìm cách tha Người, nhưng ông lại sợ áp lực của người Do Thái: Nếu quan tha nó thì quan không phải là bạn hữu của hoàng đế. Thế thì nguy rồi, chức vụ của mình, gia sản của mình và ngay cả mạng sống của mình cũng có thể tiêu ma. Thôi mặc kệ cho sự thật, mặc kệ cho bị cáo phải tử hình. Ta lo cho ta trước đã. Đó là một con người không trung thực và hèn nhát. Dù biết Chúa Giêsu không có tội muốn làm loạn, muốn xưng vương, nhưng Philatô vẫn cứ treo bản án: Giêsu Nadarét, vua dân Do Thái. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có dám đứng về phía của chân lý của sự thật hay không? Chúng ta có dám chấp nhận những hy sinh, những thiệt thòi để cho Nước Chúa được trị đến hay không?
Đối với một số bạn trẻ, yêu chẳng có gì khó. Yêu là gặp nhau, quen nhau, nhớ nhau.
Yêu là hẹn hò, viết thư, tặng quà sinh nhật. Nhưng dần dần quan niệm về tình yêu trở
nên sâu xa hơn. Các bạn nhận ra yêu là trao hiến bản thân, là hy sinh chính mình để
sống cho người khác. Tình yêu đích thực không dễ như nhiều người lầm tưởng. Vào
ngày tận thế, chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu. Một vị kinh sư tốt lành hỏi Đức Giêsu
về điều răn đứng đầu trong số 613 khoản luật. Ngài trích Ngũ Thư để tóm lại trong hai
điều răn chính: yêu Thiên Chúa hết lòng và yêu tha nhân như chính mình. Tất cả lề
luật cô đọng trong một thái độ là yêu mến.Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc
nệ luật. Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. “Yêu mến là chu toàn lề
luật” (Rm 13,10). Thánh Âu-tinh phàn nàn là mình đã yêu Chúa quá muộn. Còn chúng
ta lại thấy mình yêu Chúa quá ít và hời hợt. Khi nghe Đức Giêsu nhắc lại lời kinh của
người Do Thái: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với trọn cả
trái tim ngươi, với trọn cả linh hồn ngươi, với trọn cả trí khôn ngươi, với trọn cả sức
lực ngươi...”, ta mới thấy đòi hỏi quyết liệt của Thiên Chúa. Ngài muốn ta yêu Ngài
bằng tất cả con người mình. Cụm từ “với trọn cả” được lặp lại nhiều lần như nhắc ta
chẳng nên giữ điều gì lại. Sống điều răn thứ nhất là đặt Chúa lên trên hết, là dành ưu
tiên một cho Chúa giữa những ưu tiên. Coi Chúa là tất cả, mãn nguyện vì có Chúa.
Dành cho Chúa tất cả, để Chúa chiếm trọn mình. Điều răn thứ hai bắt nguồn từ điều
răn thứ nhất: yêu người thân cận như chính mình. Người thân cận là mọi người chẳng
trừ ai. Chỉ trong Chúa tôi mới có thể yêu thương đến vô cùng. Trong Chúa, tôi nhận ra
tha nhân là anh em, con một Cha, là hình ảnh của Đức Kitô đang cần tôi giúp đỡ.
Trong Chúa, tôi cảm nhận phẩm giá đích thực của một người, dù đó là một thai nhi,
một phạm nhân hay người mất trí. Tình yêu thực sự với Thiên Chúa đưa tôi về với anh
em. Tình yêu anh em đòi tôi gặp gỡ Thiên Chúa để múc lấy nơi Ngài sức mạnh hầu
tiếp tục hiến trao. Đó là nhịp đập bình thường của trái tim người Kitô hữu, cứ đong
đưa giữa hai tình yêu. Hay đúng hơn chỉ có một tình yêu: tôi yêu tha nhân trong Chúa
và tôi yêu Chúa nơi tha nhân. Đức Giêsu đã sống đến cùng hai điều răn Ngài dạy. Ngài
sống để yêu và chết vì yêu. Tình yêu của Ngài là lễ toàn thiêu và hy tế.
Mỗi tối tôi lại xét mình về tình yêu để thấy mình còn yêu quá ít.
Lưỡi và tai là hai cơ quan truyền thông của con người. Kẻ “câm và điếc” hoàn toàn
bị tước đoạt hai phương tiện cần thiết này. Lưỡi họ như bị một sợi dây vô hình trói
buộc, tai họ dường như có một cánh cửa khóa chặt. Họ không hiểu được ai và cũng
chẳng ai hiểu được họ. Có thể nói, họ bị tách khỏi thế giới bên ngoài. Hôm nay,
Đức Giêsu chữa cho một người câm điếc. Người phán: “Ép-pha-ta” nghĩa là “Hãy
mở ra ” lập tức tai anh mở ra, lưỡi anh như hết bị trói buộc (x. Mc.6,34-35). Chẳng
ai muốn mình bị điếc, nhưng trong thực tế không thiếu người mắc bệnh này. Chúng
ta bị điếc khi để mình mất khả năng lắng nghe kẻ khác. Chúng ta bị điếc khi chúng
ta nghe người khác nhưng lại cố hiểu theo ý mình. Chúng ta bị điếc khi lắng nghe
mà không nhận thức được đúng sai, hay dở. Vậy điều quan trọng không nằm ở nơi
người nói, mà ở chỗ người nghe suy nghĩ và quyết định ra sao. Nắm được tâm lý
của con người nên hãng bảo hiểm Prudential mới chọn khẩu hiệu: “Luôn luôn lắng
nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Vì thế, chỉ nghe bằng tai thôi không đủ, mà phải lắng
nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có
thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác những thông điệp mà người nói muốn truyền đạt.
Hơn nữa, không phải thông tin nào cũng nên nghe. Cần phải chọn lựa những thông
tin bổ ích hữu dụng; không gây phương hại, vẫn đục cho tâm hồn. Cha Mark Link
có viết: “Chúng ta không thể luôn tin vào những gì nghe bằng đôi tai, nhưng luôn
có thể tin vào những gì thấy bằng con tim của mình”.
Cha Murray (Muy-rây) lủi thủi đi trên phố vắng đêm khuya, ngài đang đưa Mình Thánh
cho một bệnh nhân nguy kịch. Tới góc phố, chợt một tên cướp nhảy ra chĩa súng quát:
“Đứng lại, đưa tiền đây!”. Cha Murray mở áo khoác, lấy ví tiền. Tên cướp ngó thấy ngài
mặc áo đen và mang cổ trắng, nhận ra đó là một linh mục, hắn ấp úng nói: “Thưa cha, con
không biết. Con xin lỗi, cha cất tiền đi”. Cha Murray bình tĩnh lại, ngài móc gói thuốc mời
hắn một điều. Nhưng ngài lại ngạc nhiên lần nữa nghe hắn nói: “Cám ơn cha, bây giờ đang
Mùa Chay, con không hút thuốc”. Có những người coi việc giữ luật là quan trọng, còn tình
trạng tâm hồn mình là không đáng kể. Họ thấy cần thiết phải giữ chay, còn có đi ăn trộm,
ăn cướp cũng chả sao. Đó là một sai lầm mà Chúa Giêsu luôn tìm cách sửa đổi. Có thể coi
đây là một trong những khác biệt giữa tâm tình giữ đạo của các Biệt phái và nhóm môn đệ
sống theo Lời Chúa. Các Biệt phái nghiêm chỉnh giữ luật tắm rửa, lau chùi, rửa bình...
không phải vì lý do vệ sinh, nhưng là nghi lễ thanh tẩy. Họ khó chịu, chê trách Chúa và
các môn đệ vì không tuân giữ luật cũ. Dù nhóm môn đệ rất nhiệt thành giữ đạo, nhưng đôi
khi trong nếp sống cũng bị nhiễm lây một vài thói tục mà người Biệt phái cho là phóng
túng. Chúa Giêsu coi những chuyện này là không quan trọng. Chủ yếu là do cõi lòng. Chúa
luôn bảo vệ, bênh vực những kẻ mà nhóm bảo thủ cho là người xấu, người tội lỗi, những
người thu thuế, các cô gái điếm. Chúa tỏ lòng nhân từ và khoan dung với người nghèo khó,
bé mọn... nhất là khi những người này bị xét đoán gắt gay. Một lý do khác nữa là Chúa
Giêsu nghĩ tới một Giáo Hội phổ quát chứ không đóng khung trong dân tộc Do Thái.
Những phong tục, tập quán của Do Thái là tốt, nhưng đến lúc phải mở rộng hơn để đón
nhận mọi nếp sống, mọi nền văn minh trên toàn thế giới. Vậy phải sàng sảy, chọn lọc, chỉ
giữ lại những gì cốt yếu và coi nhẹ những điểm phụ thuộc. Chúa bảo có một số cổ lệ không
do Thiên Chúa mà chỉ do con người. Những cổ lệ đó cần đổi thay, điều chỉnh cho sáng tỏ
tinh thần tôn kính Thiên Chúa và chu toàn bác ái đối với anh em. Nếu không sẽ chỉ đáng
nghe lời quở trách của ngôn sứ Isai: “Dân này tôn thờ ta ngoài môi miệng mà lòng trí ở xa
Ta”. Phải làm sao cho sáng tỏ tinh thần, không bị lu mờ che khuất vì nếp sống bên ngoài.
Phải làm sao cho mọi người, tín đồ cũng như người chưa tin, thấy điều quan trọng là ở tâm
tình, chứ không ở luật lệ, hay lễ nghi thờ tự. Những điều này chỉ có giá trị nếu làm nổi bật
tinh thần bên trong, là việc mến Chúa, yêu người. Lạy Chúa, xin thanh tẩy chúng con để
chúng con biết tôn trọng tinh thần hơn tục lệ, biết nhìn anh em theo hướng nhìn cởi mở của
Chúa.
Phần đông người kitô hữu chúng ta trong đời sống đức tin ưa thích làm những việc
của Chúa hơn là chọn chính Chúa làm cùng đích của đời mình. Chọn tin theo Chúa
không dễ dàng chút nào hết. Bởi khi chọn Chúa, chúng ta phải hy sinh cái “Tôi”,
phải từ bỏ ý mình để theo ý Chúa, phải vâng lời Chúa hơn là nghe theo người
phàm.
Nhận lấy Mình Máu thánh Đức Kitô, trước tiên là nhận biết Chúa Cha là nguồn ban cho
chúng ta ơn cao trọng ấy. Đức Giêsu đã nhiều lần nói với chúng ta về Chúa Cha như về
Đấng ban cho chúng ta tất cả mọi sự. Chúa Cha sai Con đến với loài người như là “bánh
ban sự sống” (Ga 6,32.44), nhưng Chúa Cha cũng dẫn đưa loài người đến với Đức Giêsu,
“bánh ban sự sống” (6,37.44.65). Đức Giêsu cũng nói về Chúa Cha: “Ý của Cha tôi là tất
cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho
họ sống lại trong ngày sau hết” (6,40). Người cũng nói rằng tất cả những gì Người ban như
là ân huệ riêng, thì có nền tảng là chính Chúa Cha (6,57). Thiên Chúa là Cha hằng sống, là
chính sự sống, là sinh lực viên mãn. Như thế, khi đến với Tiệc Thánh Thể, chúng ta cần
nhớ rằng chính Chúa Cha đang dẫn chúng ta đến để ban cho chúng ta lương thực là chính
Con Một của Ngài. Nếu chúng ta ăn thịt và uống máu Đức Giêsu, chúng ta đón nhận các
quà tặng của chính Người và tuyên xưng niềm tin rằng Người hiện diện trong bánh và
rượu đã được truyền phép và chỉ nhờ Người, Đấng được giương cao và chịu đóng đinh,
chúng ta mới có sự sống đời đời. Khi đó, chúng ta cũng được mời gọi nhận ra rằng Thịt và
Máu Người chính là bằng chứng cao cả nhất về tình yêu của Chúa Cha và của chính Người
đối với nhân loại, đồng thời cũng là bảo chứng về sự sống đời mà Người muốn ban cho
chúng ta. Ăn thịt Đức Giêsu, hoặc ăn chính Đức Giêsu, trong bí tích Thánh Thể, là cách
thức duy nhất giúp tránh được tình trạng suy nhược thiêng liêng và cái chết. Ăn Đức Kitô,
chính là sống nhờ Đức Kitô. Nếu chúng ta hiệp thông đều đặn vào sự sống của Người,
chúng ta đã được đặt để trong tình trạng ân phúc, và tình trạng này sẽ triển nở thành vinh
quang trong cuộc sống vĩnh cửu. Đã hiệp thông vào thịt và máu Đức Kitô, chúng ta trở
thành “Đức Kitô toàn thể”. Do đó, chúng ta cũng phải trở thành “lương thực” nuôi dưỡng
anh chị em chúng ta. Mãi mãi chúng ta sẽ thấy mình bất xứng, muốn co lại, khép kín trên
chính mình, nên cứ phải để cho Đức Giêsu giúp biết hy sinh hầu phục vụ sự sống của anh
chị em mình. “Hồng ân Chúa Kitô và Thánh Thần của Người mà chúng ta lãnh nhận trong
việc hiệp lễ hoàn tất cách sung mãn tuyệt vời những ước muốn hợp nhất huynh đệ đang
ngự trị trong tâm hồn con người, đồng thời nâng cao kinh nghiệm về tình huynh đệ trong
việc tham dự chung vào cùng một bàn tiệc Thánh Thể đến một mức độ vượt hẳn kinh
nghiệm đồng bàn đơn thường của con người”.
To celebrate our Jubilee Year, come join us on Pentecost Sunday, May 19th at 11am. Archbishop Jose Gomez will preside over a tri-lingual Mass, adding to the significance of this grand occasion and underscoring the church’s close ties to the broader Catholic community.
What if we, like Philip’s friends, want to get close to Jesus? Does that mean that the discourse on death and judgment is addressed to us? If Jesus will draw everyone to himself as he is “lifted up,” does being closer to him mean joining him on his cross? (Do we want to be that close to Jesus?) Do we want to be transformed? If we say “yes,” the liturgy these next two weeks can show us the only way the Church knows to get closer to Jesus: to be willing to be “lifted up” with him in his suffering—and in our own.
The Fourth Sunday of Lent is sometimes called “Laetare Sunday,” or “Rejoice! Sunday.” Even if we feel overwhelmed by the darkness of sin (our own and others’), wondering whether God really is working on our behalf, we can put our faith in today’s Word that it is so. For this, we can truly rejoice— we are more than halfway to Easter!
Catholics, like first-century Jews, have our regular means for living in God’s presence. We have the liturgy, sacraments, devotions, and personal prayer. During Lent, we are asked to be a little stricter with ourselves, listening for God’s own voice. If we do, we might discover that we, too, are being called to something “more.”
Jesus, God’s Son “handed over to us” in love and generosity, is already a sacrificial gift, signifying that God wants to give us “everything else along with him.”
WELCOME TO LENT! You probably did not get that greeting from your priest today, and you probably did not expect it. Isn’t Lent a time of reflection and repentance? Somber purple, no “Alleluias”? Prayer, fasting, and almsgiving; attending to one’s relationship with God?
We have developed a policy that will be followed in the event that rain affects our weekend Masses. If it is raining at 3:00 p.m. on Saturday, and rain is in the forecast for the remainder of that day, our Vigil Mass and Confessions will be cancelled. If it is raining at 6:00 a.m. on Sunday and rain is in the forecast for the remainder of the morning, our Sunday Masses will be cancelled. This information will be posted on our website (www.annunciationchurch.net) and our Facebook page (Annunciation Catholic Church. If you are unsure about the celebration of Mass, please check those sources for information.
We grieve many losses: of life and health, of jobs and security, of freedom to be with those we love. We are reminded that many of the psalms are prayers lamenting that the world is often not what it ought to be. In these coronavirus times, we the Church are first called to prayerfully lament: to weep with those who are weeping and to ache for a better world.
Who speaks for God? How can we determine which are authentic, authoritative expressions of God’s intentions, and which are false? Today’s readings explore the question of authority in distinct ways
Sometimes we struggle to name what we really want. In our faith journey, in prayer and in lived experience, we learn to share our dreams and also to open our hearts to know God’s dreams. In time, with lots of practice, with many successes and failures, we learn to trust God to shape and to fulfill our deepest desires.
How many times do we witness baptisms in the parish? The priest ministers with simple elements of water and oil, but the Spirit is called down each time. Every time we participate, we are experiencing the message, experiencing the call again